Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Y học thường thức | Trang 3
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch não (TBMN) là một bệnh nặng thường hay gặp ở người cao tuổi, có tỷ lệ tử vong cao, hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt của người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ nhiều thập kỷ nay, TBMN luôn là một vấn đề có tính thời sự cấp thiết. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ mới phát hiện của TBMN trong một năm là từ 100 đến 250/100.000 dân, và tỷ lệ hiện mắc từ 500 đến 700/100.000 dân.
1191 lượt xem
xem thêm
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) bao gồm các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ. Tập luyện bàng quang giúp cải thiện đáng kể triệu chứng. Đôi khi thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị nhằm giúp giảm kích thích bàng quang. Hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra khi bàng quang bị co thắt đột ngột mà không có sự kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến mà không có nguyên nhân được tìm thấy cho các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát. (Ví dụ, không phải do nhiễm trùng đường tiểu tiểu hoặc tuyến tiền liệt lớn.)
1188 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương. Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương.
726 lượt xem
xem thêm
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt (TTL) còn gọi là tuyến nhiếp hộ, là tuyến nội tiết sinh dục của nam giới, có chức năng sản sinh tinh dịch, nằm ngay dưới và ôm lấy cổ bàng quang và một phần niệu đạo, sau xương mu.
1525 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực ở người đái tháo đường
Hoạt động thể lực ở người đái tháo đường
Tập thể lực mang lại sức khỏe tốt cho mọi người. Chỉ cần đi bộ mỗi ngày tối thiểu 30 phút, sáu ngày mỗi tuần, có thể làm giảm 50% tử vong do bệnh tim mạch. Việc tập thể lực ở người đái tháo đường (ĐTĐ) là rất quan trọng, lợi ích do tập luyện mang lại là rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn đúng, việc tập luyện ở người ĐTĐ sẽ gặp nhiều nguy cơ. ĐTĐ là bệnh rối loạn về chuyển hóa, đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng ở tim, mạch máu, mắt, thận… Để hạn chế các biến chứng này, cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt.
857 lượt xem
xem thêm
Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson
Giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mêmg mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước. Dần dần, bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi. Khe mi có vẻ rộng ra tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú” (dấu hiệu Stellwag). Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh mất khả năng ức chế nháy mắt gây hiện tượng rung giật mi mắt (dấu hiệu Myerson).
1546 lượt xem
xem thêm
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (trước đây hay gọi là u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt) xuất phát từ sự tăng sinh sản lành tính một hay một số loại tế bào cấu thành nên tuyến tiền liệt, làm tăng thể tích và trọng lượng tuyến, gây chèn ép làm hẹp niệu đạo và biến dạng cổ bàng quang, gây ra các rối loạn tiểu tiện. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có hay gặp không? Đây là một chứng bệnh hay gặp nhất trên nam giới có tuổi: gặp ở 70% nam giới trên 60 tuổi.
9412 lượt xem
xem thêm
Phẫu thuật Laser phóng bên điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Phẫu thuật Laser phóng bên điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số nam giới mắc bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt (TTL) ở tuổi 60 chiếm 59%, ở tuổi 70 chiếm 76,9%,trên 80 tuổi chiếm 90%. Hiện nay tuổi thọ dân số ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ nam giới mắc bệnh phì đại lành tính TTL tăng theo. TTL là cơ quan sinh dục nam chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục nam, testosterone. TTL tăng kích thước dần do ảnh hưởng của testosterone từ lúc nam giới bước vào độ tuổi dậy thì. Bình thường TTL nam giới trưởng thành nặng khoảng 20g, ổn định đến năm 40 tuổi.
731 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực và tăng huyết áp
Hoạt động thể lực và tăng huyết áp
Tập thể dục không chỉ là liều thuốc đơn giản giúp hạ huyết áp, ngoài ra nó còn giúp chúng ta có sức khỏe, giảm stress và có tinh thần thoải mái hơn. Vận động thường xuyên giúp giảm trung bình từ 4 đến 9 mmHg huyết áp tâm thu. Vận động các hoạt động mức độ trung bình ít nhất 150 phút một tuần hoặc các hoạt động mạnh ít nhất 75 phút mỗi tuần. Mục đích là mỗi ngày tập ít nhất 30 phút. Trong trường hợp bạn không có thời gian, có thể chia ra 3 lần, mỗi lần 10 phút và nó có tác dụng giống như một bài tập kéo dài 30 phút.
661 lượt xem
xem thêm
Chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu ? Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu. Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn. Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
2784 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar