Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Y học thường thức | Trang 5
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm (XN) máu là một trong những XN quan trọng nhằm cung cấp các chỉ số giúp cho việc chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi tiến triển của bệnh. Và người điều dưỡng (ĐD) có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng máu trước XN. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nếu thực hiện tốt công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm thì người ĐD góp phần giảm được tới 40% sai sót trong kết quả XN. Do vậy việc cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác quản lý mẫu bệnh phẩm máu trước XN cho ĐD là rất cần thiết.
04-05-2021, 9:37 am
2410 lượt xem
xem thêm
Chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu ? Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu. Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn. Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
04-05-2021, 8:50 am
759 lượt xem
xem thêm
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ
SSTT là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc SSTT. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc SSTT (số liệu năm 2001). Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc SSTT lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (năm 2040). Tỷ lệ mắc mới SSTT cũng tăng nhanh, từ 0,2-0,5 % ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, 4,6 % người già (>60 tuổi) mắc SSTT. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
29-04-2021, 4:06 pm
1232 lượt xem
xem thêm
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
Đối với bệnh nhân tiền đái tháo đường, chế độ ăn và luyện tập có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đái tháo đường típ 2 trong tương lai Không cần kiêng khem quá mức, và chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ 3 thành phần protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ Nguyên tắc: hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ-chất xơ (càng nhiều càng tốt) Các loại trái cây có nồng độ đường thấp: dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi… có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay). Các trái cây tương đối ngọt ên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
29-04-2021, 3:42 pm
699 lượt xem
xem thêm
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch não (TBMN) là một bệnh nặng thường hay gặp ở người cao tuổi, có tỷ lệ tử vong cao, hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt của người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ nhiều thập kỷ nay, TBMN luôn là một vấn đề có tính thời sự cấp thiết. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ mới phát hiện của TBMN trong một năm là từ 100 đến 250/100.000 dân, và tỷ lệ hiện mắc từ 500 đến 700/100.000 dân.
04-05-2021, 8:50 am
1460 lượt xem
xem thêm
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) bao gồm các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ. Tập luyện bàng quang giúp cải thiện đáng kể triệu chứng. Đôi khi thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị nhằm giúp giảm kích thích bàng quang. Hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra khi bàng quang bị co thắt đột ngột mà không có sự kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến mà không có nguyên nhân được tìm thấy cho các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát. (Ví dụ, không phải do nhiễm trùng đường tiểu tiểu hoặc tuyến tiền liệt lớn.)
04-05-2021, 8:50 am
1307 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương. Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương.
04-05-2021, 8:53 am
838 lượt xem
xem thêm
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt (TTL) còn gọi là tuyến nhiếp hộ, là tuyến nội tiết sinh dục của nam giới, có chức năng sản sinh tinh dịch, nằm ngay dưới và ôm lấy cổ bàng quang và một phần niệu đạo, sau xương mu.
04-05-2021, 8:53 am
1802 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực ở người đái tháo đường
Hoạt động thể lực ở người đái tháo đường
Tập thể lực mang lại sức khỏe tốt cho mọi người. Chỉ cần đi bộ mỗi ngày tối thiểu 30 phút, sáu ngày mỗi tuần, có thể làm giảm 50% tử vong do bệnh tim mạch. Việc tập thể lực ở người đái tháo đường (ĐTĐ) là rất quan trọng, lợi ích do tập luyện mang lại là rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn đúng, việc tập luyện ở người ĐTĐ sẽ gặp nhiều nguy cơ. ĐTĐ là bệnh rối loạn về chuyển hóa, đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng ở tim, mạch máu, mắt, thận… Để hạn chế các biến chứng này, cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt.
04-05-2021, 8:51 am
991 lượt xem
xem thêm
Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson
Giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mêmg mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước. Dần dần, bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi. Khe mi có vẻ rộng ra tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú” (dấu hiệu Stellwag). Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh mất khả năng ức chế nháy mắt gây hiện tượng rung giật mi mắt (dấu hiệu Myerson).
04-05-2021, 8:52 am
1832 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5 6 7
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar