Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Y học thường thức | Trang 2
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ CKII, Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế- BV Lão Khoa TW, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua... Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm. Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia. Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời. Nguồn: PV Thùy An- Vnexpress
998 lượt xem
xem thêm
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG VỀ DỊCH VIÊM PHỔI CẤP TỪ BỘ Y TẾ
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG VỀ DỊCH VIÊM PHỔI CẤP TỪ BỘ Y TẾ
1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn ( ít nhất 60% cồn). 2. Người tiếp xúc gần với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh nCoV trong vòng 14 ngày phải thông báo cho các cơ sở y tế địa phương. 3. Người tiếp xúc gần với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh nCoV phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác. 4. Hiện nay đang có dịch nCoV, người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. 5. Hiện đang có dịch nCoV, người dân không đi du lịch Trung Quốc và hạn chế đi du lịch các nước đang có dịch khác. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
677 lượt xem
xem thêm
Bạn đã biết rửa tay đúng cách để ngừa nCoV?
Bạn đã biết rửa tay đúng cách để ngừa nCoV?
Suckhoedoisong.vn - Rửa tay với xà phòng ai cũng tưởng đơn giản, nhưng nếu rửa không đúng cách, không đúng thời điểm thì tay vẫn không sạch, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh... Rửa tay đúng cách với xà phòng Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay được coi là liều vắc-xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, virut gây bệnh tiêu chảy, bệnh đã làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm 35-47% nguy cơ các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động Phong trào vệ sinh yêu nước trong đó có triển khai rửa tay với xà phòng ở tại bệnh viện và cộng đồng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm virut cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm... Cụ thể:
17311 lượt xem
xem thêm
Bệnh viện Lão khoa Trung ương lập chốt sàng lọc, phòng chống dịch COVID -19
Bệnh viện Lão khoa Trung ương lập chốt sàng lọc, phòng chống dịch COVID -19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc về việc triển khai các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), ngày 11/3/2020, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã triển khai lập chốt đón tiếp, sàng lọc ban đầu đối với người bệnh, người nhà bệnh nhân và tất cả khách, đối tác đến làm việc, trao đổi công tác tại Bệnh viện nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ (nếu có) để có các phương án ứng phó phù hợp.
1376 lượt xem
xem thêm
Chương trình Khám, tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp ngày 09/11/2019
Chương trình Khám, tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp ngày 09/11/2019
Ngày 09/11/2019, tại Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương phối hợp với Hội Người cao tuổi phường Phương Mai đã tổ chức Chương trình Khám - tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp. Đây là chương trình Khám - tư vấn nhằm hưởng ứng Ngày Đái tháo đường Thế giới (14/11). Tới tham dự chương trình có đại diện Lãnh đạo Bệnh viện cùng các cán bộ nhân viên y tế và hơn 200 người cao tuổi đến từ Hội Người cao tuổi của phường Phương Mai.
966 lượt xem
xem thêm
Chống dịch nCoV ở bệnh viện tuyến cuối của người cao tuổi
Chống dịch nCoV ở bệnh viện tuyến cuối của người cao tuổi
Suckhoedoisong.vn - Trao đổi với PV Suckhoedoisong.vn trưa 4/2, TS.BS Nguyễn Trung Anh – Giám đốc BV Lão khoa Trung ương cho biết, dù không phải là đơn vị y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, nhưng căn cứ vào tình hình dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp, BV đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế. Theo TS. BS. Trung Anh, BV Lão khoa Trung ương có đặc thù là nơi thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đây là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng yếu hơn, nhiều người cao tuổi có các bệnh mạn tính phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường…. Trong khi đó, bệnh do virus nCoV lại thường diễn biến nặng, tử vong ở người cao tuổi và ở những người đa bệnh lý. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh nCoV, ngày 31/1/2020, BV đã họp và thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV do Giám đốc BV làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo gồm các Tổ như: - Tổ Chuyên môn: Nếu có bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thì ngay lập tức Tổ chuyên môn sẽ khám sàng lọc, cách ly, báo cáo Bộ Y tế và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân an toàn sang BV Nhiệt đới Trung ương; - Tổ Thông tin - truyền thông: Truyền thông phòng bệnh, khuyến cáo cần thiết cho người dân và truyền thông chống hoảng loạn, trấn an người bệnh nếu phát hiện ca bệnh; - Tổ Hậu cần: Cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, các trang thiết bị cần thiết khác… cho công tác phòng chống dịch nCoV.
723 lượt xem
xem thêm
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm (XN) máu là một trong những XN quan trọng nhằm cung cấp các chỉ số giúp cho việc chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi tiến triển của bệnh. Và người điều dưỡng (ĐD) có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng máu trước XN. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nếu thực hiện tốt công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm thì người ĐD góp phần giảm được tới 40% sai sót trong kết quả XN. Do vậy việc cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác quản lý mẫu bệnh phẩm máu trước XN cho ĐD là rất cần thiết.
1999 lượt xem
xem thêm
Chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu ? Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu. Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn. Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
639 lượt xem
xem thêm
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ
SSTT là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc SSTT. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc SSTT (số liệu năm 2001). Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc SSTT lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (năm 2040). Tỷ lệ mắc mới SSTT cũng tăng nhanh, từ 0,2-0,5 % ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, 4,6 % người già (>60 tuổi) mắc SSTT. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
1098 lượt xem
xem thêm
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
Đối với bệnh nhân tiền đái tháo đường, chế độ ăn và luyện tập có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đái tháo đường típ 2 trong tương lai Không cần kiêng khem quá mức, và chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ 3 thành phần protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ Nguyên tắc: hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ-chất xơ (càng nhiều càng tốt) Các loại trái cây có nồng độ đường thấp: dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi… có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay). Các trái cây tương đối ngọt ên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
575 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar