Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Thông tin thuốc - Dược lâm sàng
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG:Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain)
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG:Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain)
Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain) Đau nửa đầu là một trong những dạng đau đầu phổ biến nhất, trong hầu hết các trường hợp đều có tính di truyền, ảnh hưởng đến 12-15% dân số nói chung. [4]. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 50. Trong độ tuổi này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới.[1] Đau nửa đầu là các cơn đau đầu từ trung bình đến nặng, thường đau nhói một bên, đau tăng khi hoạt động thể chất. Các cơn đau thường đi kèm với chán ăn, buồn nôn (80%), nôn (40–50%), sợ ánh sáng (60%), nhạy cảm với tiếng ồn (50%) và quá mẫn cảm với một số mùi (10%), dấu hiệu kích hoạt hệ thống giao cảm được quan sát thấy ở 82% bệnh nhân, hầu hết thường chảy nước mắt nhẹ. Khi đau đầu một bên, họ có thể đổi bên trong một cơn hoặc từ cơn này sang cơn khác. Thời gian của các cơn từ 4 đến 72 giờ theo định nghĩa của Internationnal Headache Society. Ở trẻ em, các cơn đau ngắn hơn và có thể không đau đầu, chỉ buồn nôn và chóng mặt nghiêm trọng.[1]
25-12-2024, 4:01 pm
45 lượt xem
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC:Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC:Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin
Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin Khác với các thuốc statin khác, tờ thông tin sản phẩm của rosuvastatin đề cập "protein niệu nguồn gốc chủ yếu từ ống thận, đã được ghi nhận trên các bệnh nhân được điều trị bằng rosuvastatin liều cao.". Đồng thời, trong đó cũng chỉ ra "protein niệu giảm hoặc tự biến mất" và "có thể không phải là yếu tố dự đoán về bệnh thận cấp hoặc tiến triển." Trong y văn, protein niệu được ghi nhận với tất cả các statin, đặc biệt là rosuvastatin. Nguyên nhân gây protein niệu có thể do giảm tái hấp thu albumin tại ống thận, không phải do rối loạn chức năng cầu thận. Các thử nghiệm lâm sàng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Kết quả từ một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng gợi ý statin có thể có tác động tích cực đối với chức năng thận và tình trạng protein niệu, với sự giảm nhẹ của tình trạng suy giảm chức năng thận khoảng 0,61 (khoảng tin cậy 95%: 0,27 - 0,95) mL/phút/1,73 m2 sau một năm sử dụng statin. Trong một nghiên cứu quan sát kéo dài có tính đến các yếu tố gây nhiễu, việc sử dụng statin không cho thấy lợi ích hoặc gia tăng nguy cơ đối với chức năng thận. Trên thực tế, protein niệu ở bệnh nhân được điều trị bằng rosuvastatin có liên quan đến sự ức chế tái hấp thu albumin tại ống thận và có thể không ảnh hưởng đến chức năng thận. Nguồn: https://www.calameo.com/books/00640842544d535f7141f
25-12-2024, 4:02 pm
35 lượt xem
xem thêm
THÔNG TIN THUỐC: MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon
THÔNG TIN THUỐC: MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon
MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) mới đây đã giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon (FQ). Theo đó, các kháng sinh nhóm FQ chỉ được kê đơn khi không phù hợp để sử dụng các kháng sinh khác thường được ưu tiên kê đơn hơn trong các nhiễm khuẩn đó. Khuyến cáo này được đưa ra sau khi MHRA rà soát lại tính hiệu quả của các biện pháp hiện đang áp dụng để giảm thiểu nguy cơ tác dụng không mong muốn gây tàn tật vĩnh viễn, kéo dài và không hồi phục của nhóm FQ. Việc giới hạn sử dụng kháng sinh nhóm FQ lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2019 nhằm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của nhóm kháng sinh này. Gần đây, MHRA đã tiến hành đánh giá lại các biện pháp giới hạn trên và đưa ra thông báo nhắc lại các nguy cơ của kháng sinh nhóm FQ vào tháng 8/2023. Đến tháng 1/2024, MHRA tiếp tục thắt chặt việc chỉ định kháng sinh nhóm FQ, chỉ được kê đơn khi không phù hợp để sử dụng các kháng sinh khác thường được ưu tiên kê đơn hơn trong các nhiễm khuẩn đó.
25-12-2024, 4:00 pm
35 lượt xem
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC: ANSM: Nguy cơ gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng clorhexidin
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC: ANSM: Nguy cơ gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng clorhexidin
Gần đây, ANSM đã ghi nhận sự gia tăng đều đặn về số lượng báo cáo phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến clorhexidin. Clorhexidin có trong nhiều chế phẩm dùng ngoài hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt miệng, viên ngậm, thuốc nhỏ mắt hoặc gel sát trùng đường niệu với vai trò sát khuẩn. Ngoài ra, clorhexidin còn có mặt trong các sản phẩm khác như kem đánh răng và trong một số loại mỹ phẩm (với vai trò là chất bảo quản). Phản ứng dị ứng sau khi sử dụng clohexidin là hiếm gặp và thường xảy ra trong vòng một giờ, với các triệu chứng như mày đay, phù mặt, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ. ANSM đưa ra một số biện pháp dự phòng để giảm thiểu nguy cơ gặp phản ứng dị ứng tức thì, nghiêm trọng khi sử dụng clohexidin.
26-01-2024, 11:44 am
384 lượt xem
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC:  NEJM: Khí dung amikacin trong dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC: NEJM: Khí dung amikacin trong dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
*Bối cảnh Sử dụng kháng sinh đường khí dung có thể giúp dự phòng và làm giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan đến thở máy đến nay vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. *Phương pháp nghiên cứu Một thử nghiệm đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện trên những bệnh nhân nặng có can thiệp thở máy xâm lấn trong ít nhất 72 giờ. Các bệnh nhân được chỉ định sử dụng amikacin đường khí dung với mức liều 20 mg/kg/ngày theo theo cân nặng lý tưởng (IBW) hoặc giả dược trong vòng 3 ngày. Tiêu chí đánh giá chính là viêm phổi liên quan đến thở máy được ghi nhận đầu tiên trong vòng 28 ngày theo dõi.
26-01-2024, 11:39 am
378 lượt xem
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC: FDA: Cảnh báo về hội chứng DRESS khi sử dụng levetiracetam
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC: FDA: Cảnh báo về hội chứng DRESS khi sử dụng levetiracetam
FDA đưa ra cảnh báo về thuốc chống động kinh levetiracetam có thể gây ra hội chứng DRESS, phản ứng hiếm gặp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, với các triệu chứng gồm sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, hoặc tổn thương các cơ quan, tổ chức cơ thể như: gan, thận, phổi, tim hoặc tuyến tụy. Nhân viên y tế cần tư vấn cho bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng DRESS và ngừng sử dụng thuốc, thăm khám ngay nếu nghi ngờ gặp hội chứng DRESS trong quá trình sử dụng levetiracetam.
26-01-2024, 11:37 am
292 lượt xem
xem thêm
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG: Cập nhật AGS Beers Criteria® 2023 về các thuốc có khả năng  không phù hợp trên người cao tuổi
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG: Cập nhật AGS Beers Criteria® 2023 về các thuốc có khả năng không phù hợp trên người cao tuổi
AGS Beers Criteria® là một danh sách các tiêu chí đối với việc sử dụng thuốc có khả năng không phù hợp ở người lớn tuổi trong hầu hết các trường hợp/ trong các tình huống cụ thể, chẳng hạn như trong một số bệnh/ tình trạng nhất định. Các tiêu chí nhằm áp dụng cho người lớn từ 65 tuổi trở lên trong tất cả các cơ sở chăm sóc ngoại trừ chăm sóc cuối đời. Bất cứ khi nào và nơi nào được sử dụng, AGS Beers Criteria® nên được áp dụng một cách thận trọng và theo cách hỗ trợ, thay vì thay thế quyết định lâm sàng. Bài viết này tóm tắt các khuyến cáo dựa trên danh mục thuốc lưu hành tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương theo 2 danh mục: “Thuốc có khả năng sử dụng không phù hợp ở người lớn tuổi” và “Thuốc được sử dụng thận trọng ở người lớn tuổi”
26-01-2024, 11:34 am
444 lượt xem
xem thêm
CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ: Tóm tắt hướng dẫn của IDSA về điều trị nhiễm trùng gram âm  kháng kháng sinh năm 2023
CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ: Tóm tắt hướng dẫn của IDSA về điều trị nhiễm trùng gram âm kháng kháng sinh năm 2023
Ngày 06/07/2023, Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) đã công bố Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng Gram âm kháng thuốc phiên bản mới (bổ sung và sửa đổi từ Hướng dẫn phiên bản 1.1). Hướng dẫn tập trung vào các bệnh nhiễm trùng do Enterobacterales sinh β-lactamase phổ rộng (ESBL-E), Enterobacterales kháng carbapenem (CRE), P. aeruginosa kháng thuốc khó điều trị (DTR-P. aeruginosa), Enterobacterales sinh AmpC β-lactamase (AmpC-E), A. baumannii kháng carbapenem (CRAB) và S. maltophilia. Các khuyến cáo được tóm tắt như sau:
25-01-2024, 11:16 am
547 lượt xem
xem thêm
Điểm tin CGD - Medsafe Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) và nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh đa hồng cầu
Điểm tin CGD - Medsafe Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) và nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh đa hồng cầu
28-07-2023, 10:25 am
581 lượt xem
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Medsafe: Phù mạch do thuốc ức chế men chuyển (ACEI) có thể gây tử vong
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Medsafe: Phù mạch do thuốc ức chế men chuyển (ACEI) có thể gây tử vong
28-07-2023, 10:16 am
1082 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5