Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Y học thường thức
CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ Ý NGHĨA CỦA SỐ 7 ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ Ý NGHĨA CỦA SỐ 7 ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trong tháng 7/2022, Bệnh viện Lão khoa TW là một trong 07 bệnh viện lớn trên cả nước sẽ tổ chức Chương trình sinh hoạt CLB bệnh nhân hưởng ứng Chiến dịch "Kiểm soát đường huyết tốt với HbA1C <7". Chương trình đặt mục tiêu nâng cao nhận thức cho bệnh nhân về bệnh lý Đái tháo đường, từ đó chủ động kiểm soát và quản lý bệnh, tăng hiệu quả điều trị lâu dài và phòng ngừa biến chứng.
888 lượt xem
xem thêm
MẤT NGỦ
MẤT NGỦ
4687 lượt xem
xem thêm
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân. SSTT ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh (tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ) đồng thời cũng là vấn đề rất đáng quan tâm của gia đình, xã hội. Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ chủ yếu dựa vào lâm sàng. Sử dụng các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý giúp chẩn đoán chính xác sa sút trí tuệ và mức độ nặng của bệnh. Hiện nay trắc nghiệm thần kinh tâm lý đang được ứng dụng rộng rãi và có giá trị cao.
2996 lượt xem
xem thêm
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ (electromyography) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và các cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả. 2. Chỉ định đo điện cơ? Điện cơ được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ: -Cảm giác châm chích ở da -Cảm giác tê cứng -Yếu cơ
2639 lượt xem
xem thêm
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Theo TS. BS. Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ước tính, hiện có khoảng 25 - 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường liên quan đến các yếu tố như: độ tuổi (tần suất bệnh tăng dần theo tuổi), béo phì, di truyền, giới tính (tần suất bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới). Công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. TS. Nguyễn Trung Anh lưu ý: Có khá nhiều bệnh nhân nhầm bệnh này với bệnh loãng xương. Khi thấy triệu chứng bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân... thì cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
2004 lượt xem
xem thêm
Kiểm soát bệnh mạn tính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Kiểm soát bệnh mạn tính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Bệnh mạn tính được coi là vấn nạn của thế kỷ 21. Số lượng người bệnh mạn tính đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. Thực hiện chiến lược Quốc gia trong phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, Bệnh viện Lão khoa TW đã và đang triển khai hiệu quả hoạt động quản lý, điều trị 5 bệnh mạn tính gồm: Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Sa sút trí tuệ - Alzheimer và Parkinson.
5137 lượt xem
xem thêm
HUYẾT ÁP THẤP – CĂN BỆNH KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
HUYẾT ÁP THẤP – CĂN BỆNH KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
1120 lượt xem
xem thêm
Người già dễ đột quỵ khi trời lạnh
Người già dễ đột quỵ khi trời lạnh
Người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch mão, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến đột quỵ. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời. Trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Đột quỵ giai đoạn sớm thường bắt đầu bởi các triệu chứng như xây xẩm chóng mặt, mặt lệch, tê yếu tay chân thậm chí liệt, đi không vững hay méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ... Bác sĩ cho biết, đột quỵ có hai dạng là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não. Tất cả đều gây tổn thương mạch máu não. Bệnh xuất hiện ở người trẻ và người già, song người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ thuận lợi dẫn đến xuất hiện đột quỵ hơn. Ở đột quỵ thiếu máu não, theo quá trình lão hóa, các mạch máu của người già bị xơ cứng, sức cản lòng mạch cao kèm những rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu... Trong thời tiết lạnh, cơ chế tự điều hòa tuần hoàn não của người cao tuổi trở nên kém hơn. Ngoài ra, người cao tuổi mắc tăng huyết áp trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
7145 lượt xem
xem thêm
SINH HOẠTCÂU LẠC BỘ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW NĂM 2020
SINH HOẠTCÂU LẠC BỘ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW NĂM 2020
Ngày 27/10/2020 Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp năm 2020 cho hơn 50 người bệnh và những người quan tâm đến tăng huyết áp nhằm phổ biến những kiến thức phổ thông về bệnh lý tăng huyết áp, cách tự chăm sóc, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp cũng như những biến chứng của bệnh, tầm quan trọng trong việc hợp tác và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết và cởi mở giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Tham dự và chỉ đạo chương trình, TS.BS Nguyễn Trung Anh – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW phát biểu khai mạc: “Việt Nam là một trong 10 nước đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, sau 15-20 năm nữa Việt Nam sẽ có trên 14% dân số từ 65 tuổi trở lên và trở thành nước có dân số già. Người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý trong cùng một thời điểm, một trong số những bệnh thường gặp là tăng huyết áp. Tăng huyết áp được ví là “kẻ giết người thầm lặng” với nhiều biến chứng khác nhau như: mất ý thức, liệt nửa người, suy tim, suy thận.... vì vậy chúng ta cần có thái độ phòng ngừa tích cực tăng huyết áp như một bệnh dịch. Bệnh viện Lão khoa TW là trận tuyến cuối cùng, thành lũy cuối cùng để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Với tất cả những thành ý và tình cảm đó, các khoa, phòng của Bệnh viện lão khoa TW đã phối hợp với nhà tài trợ Novartis để tổ chức buổi sinh hoạt hôm nay với mong muốn các bệnh nhân có kiến thức tốt hơn để tự bảo vệ sức khỏe, là chỗ dựa tinh thần cho thế hệ con cháu”.
815 lượt xem
xem thêm
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV? Bệnh nhân suy thận cần theo dõi thân nhiệt khi đến bệnh viện lọc máu, sát trùng trước khi vào phòng lọc, nghi ngờ nhiễm nCoV phải cách ly ngay. Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu hơn do tình trạng ức chế miễn dịch, dễ bị biến chứng nhiễm trùng. Những người bị ghép thận cần dùng thuốc chống thải ghép có thể làm cho việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhiễm nCoV, sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng hơn, nhất là những người đang lọc máu và ghép thận. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối dễ bị tổn thương với Covid-19 nghiêm trọng do độ tuổi và thường có bệnh lý đi kèm như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Người bệnh nếu mắc Covid-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu để lọc máu thường xuyên, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, bao gồm cả nhân viên y tế và nhân viên cơ sở, bệnh nhân khác và tất cả người khác tiếp xúc. Do vậy tồn tại nguy cơ nhiễm nCoV từ các phòng chạy thận nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ khi đến lọc máu. Dùng thuốc sát trùng, rửa tay trước khi vào phòng lọc. Bệnh nhân nên tránh ăn trong quá trình lọc máu hoặc mang theo thực phẩm tiện lợi như kẹo để ngăn ngừa hạ đường huyết. Người bệnh bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp, nên gọi cho cơ sở dịch vụ lọc máu trước khi đến để được đánh giá trong khu vực cách ly với khu vực lọc máu, kiểm tra, sàng lọc nCoV. Tất cả thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân chạy thận phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay và báo cáo kịp thời về người có khả năng nhiễm nCoV. Bệnh viện phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế, như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ. Tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân. Khu vực lọc máu cần áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm nCoV cho người chạy thận. Ngoài suy thận, các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư đang điều trị hóa chất, các bệnh lý giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, nên đặc biệt cẩn thận khi đi khám. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
1460 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar