Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Khám chữa bệnh
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân. SSTT ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh (tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ) đồng thời cũng là vấn đề rất đáng quan tâm của gia đình, xã hội. Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ chủ yếu dựa vào lâm sàng. Sử dụng các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý giúp chẩn đoán chính xác sa sút trí tuệ và mức độ nặng của bệnh. Hiện nay trắc nghiệm thần kinh tâm lý đang được ứng dụng rộng rãi và có giá trị cao.
29-04-2021, 3:44 pm
3886 lượt xem
xem thêm
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ (electromyography) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và các cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả. 2. Chỉ định đo điện cơ? Điện cơ được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ: -Cảm giác châm chích ở da -Cảm giác tê cứng -Yếu cơ
29-04-2021, 3:45 pm
3329 lượt xem
xem thêm
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Theo TS. BS. Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ước tính, hiện có khoảng 25 - 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường liên quan đến các yếu tố như: độ tuổi (tần suất bệnh tăng dần theo tuổi), béo phì, di truyền, giới tính (tần suất bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới). Công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. TS. Nguyễn Trung Anh lưu ý: Có khá nhiều bệnh nhân nhầm bệnh này với bệnh loãng xương. Khi thấy triệu chứng bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân... thì cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
29-04-2021, 4:01 pm
3084 lượt xem
xem thêm
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ CKII, Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế- BV Lão Khoa TW, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua... Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm. Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia. Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời. Nguồn: PV Thùy An- Vnexpress
29-04-2021, 3:43 pm
1106 lượt xem
xem thêm
Bệnh nhân cần biết
Bệnh nhân cần biết
Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu trở thành bệnh viện đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, là cơ sở uy tín, tin cậy của người dân cả nước.Bệnh viện Lão khoa Trung ương thông báo thời gian làm việc và giờ thăm bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện.
04-05-2021, 8:56 am
2290 lượt xem
xem thêm
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar