Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

ĐAU MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Đau mạn tính là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, với đặc điểm là các cơn đau kéo dài trên 3 tháng và tái đi tái lại nhiều lần. Đây là tình trạng bệnh lý nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều hậu quả cũng như làm giảm chất lượng cuôc sống của người cao tuổi. Dưới đây là những thông tin quan trọng về đau mạn tính ở người cao tuổi.

1. Các loại đau mạn tính thường gặp ở người cao tuổi

- Đánh giá mức độ đau ở người cao tuổi

- Đau đầu: Bao gồm đau nửa đầu hoặc đau đầu do các bệnh lý hệ thần kinh trung ương.

- Đau vùng răng hàm mặt: Có thể do bệnh lý nha chu, viêm khớp thái dương hàm.

- Đau ngực: Liên quan đến bệnh lý tim mạch, hô hấp.

- Đau bụng: đau trong các bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu.

- Đau khớp: Đau do thoái hóa khớp (khớp gối, khớp háng, khớp vai) hoặc viêm khớp.

- Đau cột sống: Đau cột sống cổ, đau cột sống lưng, cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đêm cột sống, trượt đốt sống, đau do ung thư di căn cột sống.

- Đau xương: Đau dọc cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân, cột sống, hông do loãng xương hoặc do bệnh lý ung thư di căn xương.

- Đau thần kinh: Bao gồm:

    • Đau sau zona thần kinh.
    • Đau thần kinh tọa.
    • Đau thần kinh số V.
    • Đau do biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường

- Đau tâm lý: đau mà không tìm thấy tổn thương thực thể của cơ thể nhưng liên quan đến các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn lo âu

2. Đánh giá mức độ đau ở người cao tuổi

- Với người có khả năng giao tiếp:

Sử dụng thang điểm lời nói mô tả mức độ đau từ 0 đến 10: 0 là không đau, 10 là đau dữ dội nhất.

- Với người gặp khó khăn khi giao tiếp:

    • Thang điểm VAS (Visual Analog Scale):

    • Thang điểm khuôn mặt Wong-Baker:

  • Với người bệnh sa sút trí tuệ:

Có thể khó đánh giá đau ở bệnh nhân có bệnh lý ảnh hưởng đến nhận thức, lời nói hoặc ngôn ngữ (ví dụ: chứng mất trí, mất ngôn ngữ). Đau được gợi ý bởi khuôn mặt nhăn nhó, cau mày, hoặc mắt nhấp nháy lặp lại liên tục. Đôi khi những hành vi bất thường trên người bệnh có sa sút trí tuệ có thể nguyên nhân là do đau (ví dụ như mất các hành vi xã hội đột ngột, cáu kỉnh, nhăn nhó).

3. Hậu quả của đau mạn tính đối với sức khỏe người cao tuổi

  • Ảnh hưởng tâm lý: Gây lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, hạn chế vận động.
  • Sử dụng thuốc: Phụ thuộc thuốc giảm đau, nguy cơ lạm dụng thuốc.
  • Tăng nguy cơ té ngã: Do hạn chế vận động và rối loạn thăng bằng.
  • Phụ thuộc: Cần sự trợ giúp từ người chăm sóc, giảm chất lượng cuộc sống

4. Người cao tuổi cần làm gì khi bị đau mạn tính?

  • Khám bác sĩ chuyên khoa:
    • Được đánh giá toàn diện để tìm nguyên nhân gây đau.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị, dùng thuốc đúng liều lượng và không tự ý thay đổi.
  • Giảm đau không dùng thuốc:
    • Tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, thiền, và các bài tập vật lý trị liệu.
    • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Chế độ dinh dưỡng:
    • Kiểm soát cân nặng, tránh đồ uống có cồn và thuốc lá.
    • Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D để hỗ trợ xương khớp.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ:
    • Đai lưng, đai bảo vệ khớp gối, gậy, khung tập đi.
  • Liệu pháp bổ trợ:
    • Âm nhạc trị liệu, chăm sóc vật nuôi (chó, mèo) để cải thiện tinh thần.

Đau mạn tính là một thách thức lớn nhưng có thể quản lý hiệu quả khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc hợp tác giữa người bệnh, gia đình và bác sĩ đóng vai trò quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.