Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Sức khỏe cộng đồng | Trang 3
SINH HOẠTCÂU LẠC BỘ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW NĂM 2020
SINH HOẠTCÂU LẠC BỘ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW NĂM 2020
Ngày 27/10/2020 Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp năm 2020 cho hơn 50 người bệnh và những người quan tâm đến tăng huyết áp nhằm phổ biến những kiến thức phổ thông về bệnh lý tăng huyết áp, cách tự chăm sóc, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp cũng như những biến chứng của bệnh, tầm quan trọng trong việc hợp tác và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết và cởi mở giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Tham dự và chỉ đạo chương trình, TS.BS Nguyễn Trung Anh – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW phát biểu khai mạc: “Việt Nam là một trong 10 nước đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, sau 15-20 năm nữa Việt Nam sẽ có trên 14% dân số từ 65 tuổi trở lên và trở thành nước có dân số già. Người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý trong cùng một thời điểm, một trong số những bệnh thường gặp là tăng huyết áp. Tăng huyết áp được ví là “kẻ giết người thầm lặng” với nhiều biến chứng khác nhau như: mất ý thức, liệt nửa người, suy tim, suy thận.... vì vậy chúng ta cần có thái độ phòng ngừa tích cực tăng huyết áp như một bệnh dịch. Bệnh viện Lão khoa TW là trận tuyến cuối cùng, thành lũy cuối cùng để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Với tất cả những thành ý và tình cảm đó, các khoa, phòng của Bệnh viện lão khoa TW đã phối hợp với nhà tài trợ Novartis để tổ chức buổi sinh hoạt hôm nay với mong muốn các bệnh nhân có kiến thức tốt hơn để tự bảo vệ sức khỏe, là chỗ dựa tinh thần cho thế hệ con cháu”.
838 lượt xem
xem thêm
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV? Bệnh nhân suy thận cần theo dõi thân nhiệt khi đến bệnh viện lọc máu, sát trùng trước khi vào phòng lọc, nghi ngờ nhiễm nCoV phải cách ly ngay. Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu hơn do tình trạng ức chế miễn dịch, dễ bị biến chứng nhiễm trùng. Những người bị ghép thận cần dùng thuốc chống thải ghép có thể làm cho việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhiễm nCoV, sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng hơn, nhất là những người đang lọc máu và ghép thận. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối dễ bị tổn thương với Covid-19 nghiêm trọng do độ tuổi và thường có bệnh lý đi kèm như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Người bệnh nếu mắc Covid-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu để lọc máu thường xuyên, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, bao gồm cả nhân viên y tế và nhân viên cơ sở, bệnh nhân khác và tất cả người khác tiếp xúc. Do vậy tồn tại nguy cơ nhiễm nCoV từ các phòng chạy thận nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ khi đến lọc máu. Dùng thuốc sát trùng, rửa tay trước khi vào phòng lọc. Bệnh nhân nên tránh ăn trong quá trình lọc máu hoặc mang theo thực phẩm tiện lợi như kẹo để ngăn ngừa hạ đường huyết. Người bệnh bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp, nên gọi cho cơ sở dịch vụ lọc máu trước khi đến để được đánh giá trong khu vực cách ly với khu vực lọc máu, kiểm tra, sàng lọc nCoV. Tất cả thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân chạy thận phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay và báo cáo kịp thời về người có khả năng nhiễm nCoV. Bệnh viện phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế, như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ. Tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân. Khu vực lọc máu cần áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm nCoV cho người chạy thận. Ngoài suy thận, các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư đang điều trị hóa chất, các bệnh lý giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, nên đặc biệt cẩn thận khi đi khám. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
1497 lượt xem
xem thêm
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ CKII, Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế- BV Lão Khoa TW, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua... Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm. Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia. Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời. Nguồn: PV Thùy An- Vnexpress
998 lượt xem
xem thêm
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG VỀ DỊCH VIÊM PHỔI CẤP TỪ BỘ Y TẾ
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG VỀ DỊCH VIÊM PHỔI CẤP TỪ BỘ Y TẾ
1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn ( ít nhất 60% cồn). 2. Người tiếp xúc gần với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh nCoV trong vòng 14 ngày phải thông báo cho các cơ sở y tế địa phương. 3. Người tiếp xúc gần với người bệnh/nghi ngờ mắc bệnh nCoV phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác. 4. Hiện nay đang có dịch nCoV, người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. 5. Hiện đang có dịch nCoV, người dân không đi du lịch Trung Quốc và hạn chế đi du lịch các nước đang có dịch khác. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
677 lượt xem
xem thêm
Bạn đã biết rửa tay đúng cách để ngừa nCoV?
Bạn đã biết rửa tay đúng cách để ngừa nCoV?
Suckhoedoisong.vn - Rửa tay với xà phòng ai cũng tưởng đơn giản, nhưng nếu rửa không đúng cách, không đúng thời điểm thì tay vẫn không sạch, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh... Rửa tay đúng cách với xà phòng Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay được coi là liều vắc-xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, virut gây bệnh tiêu chảy, bệnh đã làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm 35-47% nguy cơ các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động Phong trào vệ sinh yêu nước trong đó có triển khai rửa tay với xà phòng ở tại bệnh viện và cộng đồng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm virut cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm... Cụ thể:
17315 lượt xem
xem thêm
Bệnh viện Lão khoa Trung ương lập chốt sàng lọc, phòng chống dịch COVID -19
Bệnh viện Lão khoa Trung ương lập chốt sàng lọc, phòng chống dịch COVID -19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc về việc triển khai các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), ngày 11/3/2020, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã triển khai lập chốt đón tiếp, sàng lọc ban đầu đối với người bệnh, người nhà bệnh nhân và tất cả khách, đối tác đến làm việc, trao đổi công tác tại Bệnh viện nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ (nếu có) để có các phương án ứng phó phù hợp.
1376 lượt xem
xem thêm
Chương trình Khám, tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp ngày 09/11/2019
Chương trình Khám, tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp ngày 09/11/2019
Ngày 09/11/2019, tại Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương phối hợp với Hội Người cao tuổi phường Phương Mai đã tổ chức Chương trình Khám - tư vấn miễn phí bệnh Đái tháo đường & Cơ xương khớp. Đây là chương trình Khám - tư vấn nhằm hưởng ứng Ngày Đái tháo đường Thế giới (14/11). Tới tham dự chương trình có đại diện Lãnh đạo Bệnh viện cùng các cán bộ nhân viên y tế và hơn 200 người cao tuổi đến từ Hội Người cao tuổi của phường Phương Mai.
966 lượt xem
xem thêm
Chống dịch nCoV ở bệnh viện tuyến cuối của người cao tuổi
Chống dịch nCoV ở bệnh viện tuyến cuối của người cao tuổi
Suckhoedoisong.vn - Trao đổi với PV Suckhoedoisong.vn trưa 4/2, TS.BS Nguyễn Trung Anh – Giám đốc BV Lão khoa Trung ương cho biết, dù không phải là đơn vị y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, nhưng căn cứ vào tình hình dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp, BV đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế. Theo TS. BS. Trung Anh, BV Lão khoa Trung ương có đặc thù là nơi thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đây là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng yếu hơn, nhiều người cao tuổi có các bệnh mạn tính phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường…. Trong khi đó, bệnh do virus nCoV lại thường diễn biến nặng, tử vong ở người cao tuổi và ở những người đa bệnh lý. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh nCoV, ngày 31/1/2020, BV đã họp và thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV do Giám đốc BV làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo gồm các Tổ như: - Tổ Chuyên môn: Nếu có bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thì ngay lập tức Tổ chuyên môn sẽ khám sàng lọc, cách ly, báo cáo Bộ Y tế và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân an toàn sang BV Nhiệt đới Trung ương; - Tổ Thông tin - truyền thông: Truyền thông phòng bệnh, khuyến cáo cần thiết cho người dân và truyền thông chống hoảng loạn, trấn an người bệnh nếu phát hiện ca bệnh; - Tổ Hậu cần: Cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, các trang thiết bị cần thiết khác… cho công tác phòng chống dịch nCoV.
725 lượt xem
xem thêm
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Lớp tập huấn Cập nhật quy trình lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm (XN) máu là một trong những XN quan trọng nhằm cung cấp các chỉ số giúp cho việc chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi tiến triển của bệnh. Và người điều dưỡng (ĐD) có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng máu trước XN. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nếu thực hiện tốt công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm thì người ĐD góp phần giảm được tới 40% sai sót trong kết quả XN. Do vậy việc cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác quản lý mẫu bệnh phẩm máu trước XN cho ĐD là rất cần thiết.
2000 lượt xem
xem thêm
Chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu ? Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu. Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn. Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
639 lượt xem
xem thêm
1 2 3 4 5 6
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar