Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

Chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ

I. Kỹ thuật chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để làm gì?

Chọc hút tế bào u giáp bằng kim nhỏ để chẩn đoán xác định và phân loại bệnh có vai trò quan trọng góp phần định hướng điều trị các bệnh lý tuyến giáp.Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp u giáp nhỏ hoặc vị trí khó sẽ khó chọc vào đúng vị trí u giáp, do vậy để đảm bảo độ chính xác cao cần chọc hút tế bào u giáp bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm.

II. Người bệnh cần được chuẩn bị gì trước khi thực hiện kỹ thuật?

  • Giải thích cho người bệnh (có thể cả người nhà người bệnh) về quy trình thực hiện, mục đích, nguy cơ, lợi ích để người bệnh yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm.
  • Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhiễm độc giáp, dị ứng cồn iode, tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông…,siêu âm, các xét nghiệm đánh giá tình trạng hormon tuyến giáp.
  • Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Khám người bệnh xác định vị trí tổn thương cần chọc hút, màu sắc, số lượng, mật độ, kích thước, sự di động.

III. Chỉ định và ưu điêm của kỹ thuật (theo ATA Guidelines 2015 khuyến nghị FNA dựa trên kích thước và đặc điểm).

  • Nhân giáp <1cm, hình thái nghi ngờ cao: TIRADS 4a à 5; hoặc
  • Nhân giáp kích thước 1à1,5 cm với mức độ hình thái nghi ngờ thấp: TIRADS 3;
  • Các nhân giáp kích thước >1,5 cm với mức độ nghi nghờ rất thấp: TIRADS 2;
  • Và những trường hợp tổn thương ở vị trí khó.

* Ưu điểm:

  • Phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác cao
  • Xác định chính xác dạng tổn thương ở mức độ vi thể
  • Giảm độ âm tính giả so với phương pháp chọc hút kim nhỏ truyền thống (FNA)
  • Thủ thuật nhanh đem lại kết quả cao, xác thực

* Chỉ định với các người bệnh tỉnh táo, giao tiếp được với bác sĩ, có xét nghiệm hormon tuyến giáp bình thường.

IV. Chống chỉ định:

  • Các trường hợp cường năng tuyến giáp.
  • Cơn tăng huyết áp, cơn nhịp nhanh, rối loạn nhịp.
  • Bệnh nhân rối loạn tâm thần, không hợp tác, khó giao tiếp.
  • Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông.
  • Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu.

 

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp