Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP PHÒNG TRÁNH NGÃ CHO NCT

I. NGÃ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGÃ
1. Khái niệm: Ngã là một sự cố khiến cho một người bị nằm không mong muốn trên sàn nhà, mặt đất (WHO - 2009).
2. Nguyên nhân
- Yếu tố cá nhân: Tuổi, tâm lý, các bệnh lý gây rối loạn thăng bằng, dáng đi…
- Tác dụng phụ của thuốc: Đặc biệt là thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm, an thần, thuốc ngủ, thuốc ngừa động kinh: carbamazepine, primidol, benzodiazepine.
- Yếu tố môi trường:
* Thiếu ánh sáng tại các lối đi
* Đồ đạc để lộn xộn, cản trở lối đi.
* Cầu thang chật hẹp, tối màu, không có thanh vịn
* Nhà tắm trơn trượt, không có ghế ngồi tắm phù hợp.
* Kệ để đồ quá cao hoặc quá thấp…
- Các yếu tố khác:
* Thói quen mặc quần áo dài, rộng không phù hợp hoặc đi giầy dép đế cao, dép lê rộng, dép kém ma sát,…

II. MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP PHÒNG TRÁNH NGÃ

2.1. Mục đích

- Các bài tập sức mạnh giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, chắc khỏe xương.

- Các bài tập sức bền giúp cơ thể dẻo dai, duy trì sức chịu đựng tốt hơn.

- Các bài tập thăng bằng nhằm cải thiện khả năng thăng bằng của người bệnh, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn, phòng tránh ngã.

- Biện pháp giáo dục sức khoẻ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ ngã.

- Biện pháp thay đổi môi trường sống giúp NB an toàn khi di chuyển, sinh hoạt.

2.2. Nguyên tắc

- Tập luyện tuỳ thuộc vào khả năng và tình trạng sức khỏe của NCT.

- Tập luyện từ nhẹ tới nặng.

2.3. Các lưu ý

- Tập nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn là tập luyện 1 lần nhiều thời gian.

- Thời gian một lần tập khoảng 30 phút – 1 giờ, ngày 1- 2 lần.

- Nếu thấy mệt mỏi, khó chịu thì dừng tập luyện để nghỉ ngơi.

- Nếu bị đau sau 24 giờ thì dừng tập, tham khảo ý kiến của bác sỹ.

2.4. Chuẩn bị

- Chọn địa điểm an toàn để tập luyện: Trong nhà, ngoài công viên…

- Giường, ghế, thảm…

- Tạ, dây chun, bao cát, chai nước…

2.5. Một số bài tập

TT

Nội dung bài tập

Mục đích

Minh họa

1.

 Các bài tập mạnh hai tay

 

- Hai tay cầm tạ xuôi thân mình, lòng bàn tay hướng vào nhau.

 - Đưa 2 tay lên qua đầu sau đó hạ tay xuống.

- Thực hiện 5 lần

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ gập vai,

 

- Hai tay cầm tạ đưa sang ngang

- Lòng bàn tay hướng xuống sàn.

- Sau đó hạ tay xuống.

- Thực hiện 5 lần

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ dang vai.

 

 

- Hai tay cầm tạ co lên vai, sau đó hạ tay xuống.

- Thực hiện 5 lần.

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ  mặt trước cánh tay

Mục đích chung của các bài tập mạnh hai tay : giúp người cao tuổi có thể bám, vịn khung, gậy… để di chuyển vững vàng hơn.

 

2.

Các bài tập mạnh hai chân

 

- Người cao tuổi ngồi ghế hoặc nằm ngửa, luồn dây cao su vào hai cẳng chân.

- Sau đó dang hai chân ra xa.

- Giữ lại 5-15 giây rồi thả lỏng, trở về vị trí ban đầu

- Lặp lại động tác 5-10 lần

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ mặt ngoài cẳng chân

 

 

- Người cao tuổi ngồi, luồn dây cao su vào 1 chân ghế

- 1 chân cố định trên mặt sàn, chân kia luồn vào dây rồi đá lên phía trước.

- Giữ lại 5-15 giây sau đó thả lỏng, trở về vị trí ban đầu rồi đổi chân.

- Mỗi chân thực hiện 5 lần luân phiên

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ mặt trước đùi.

 

 

- Người cao tuổi đứng, 1 tay bám vào thành bàn hoặc ghế.

- Luồn dây cao su vào 2 chân, 1 chân đứng cố định 1 chân đưa dây kéo sang ngang

- Giữ lại 5-15 giây sau đó thả lỏng.

- Mỗi chân thực hiện 5 lần sau đó đổi bên.

Tăng cường sức mạnh nhóm cơ mặt ngoài đùi, cẳng chân

 

 

- Người cao tuổi đứng tựa lưng sát tường, 2 chân rộng bằng vai.

- Từ từ khuỵu gối, hạ thấp trọng lượng cơ thể đến khi đùi vuông góc với cẳng chân

- Giữ lại 5-15 giây sau đó từ từ đứng thẳng trở về vị trí ban đầu, lặp lại động tác 5- 10 lần.

Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở cả 2 chân.

 

3.

Các bài tập cải thiện khả năng thăng bằng.

 

- Người cao tuổi đứng cạnh ghế, hoặc bàn.

- Một tay bám thành bàn hoặc ghế, từ từ nâng cao mũi chân để đứng bằng gót chân.

- Sau đó hạ xuống chuyển động tác kiễng gót để đứng bằng mũi chân.

Cải thiện khả năng thăng bằng của NB giúp người bệnh thay đổi tư thế, di chuyển an toàn.

 

 

 

- Người cao tuổi tập đi trên một đường thẳng, đi tiến về phía trước 5 -10 bước rồi đi lùi trở về vị trí ban đầu.

 

 

- Người cao tuổi đứng, 1 tay bám thành ghế hoặc bàn, từ từ co từng chân lên để đứng bằng 1 chân,

- Giữ ở tư thế co chân khoảng 5- 15 giây sau đó hạ chân xuống rồi đổi chân.

- Mỗi chân thực hiện 5 lần.

 

 

Người cao tuổi đứng cạnh một cái bục hoặc cầu thang bộ (chiều cao bục khoảng 10-15cm).

Người cao tuổi đứng tại chỗ, 1 tay bám vào thành cầu thang (nếu cần), từng chân bước lên bục hoặc cầu thang sau đó hạ xuống rồi đổi chân.

Mỗi chân thực hiện 5 lần.

 

4.

Các bài tập sức bền

 

 

 

Đi bộ, đạp xe, bơi, quét dọn nhà cửa…

Tăng khả năng duy trì thể lực của NB khi thực hiện các hoạt động.

 

5.

Tư vấn khám sức khoẻ định kỳ

 

Khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc các yếu tố nguy cơ:

+ Thị lực.

+ Sự khó khăn khi di chuyển.

+ Thính lực.

+ Các thuốc đang dùng.

+ Sàng lọc và điều trị loãng xương.

 

 

6.

Tư vấn sửa đổi môi trường sống tại nhà

 

- Lắp thanh vịn trong nhà vệ sinh: thanh vịn ngang, dọc.

 - Đảm bảo sàn nhà vệ sinh luôn khô ráo.

- Sử dụng thảm chống trượt, gạch chống trượt để lát sàn vệ sinh…

- Sử dụng ghế để ngồi tắm: ghế chắc chắn, chiều cao ghế phù hợp.

 

 

- Đối với những gia đình có  nhà vệ sinh ở xa so với nơi sinh hoạt của người cao tuổi mà người cao tuổi không thể  di chuyển ra nhà vệ sinh thì có thể sử dụng ghế ngồi vệ sinh.

 

 

- Các lối đi trong nhà: cầu thang, hành lang, bậc tam cấp…

- Đảm bảo điện chiếu sáng đầy đủ.

- Lắp thanh vịn tại các lối đi, chiều cao trung bình từ 80-100 cm.

- Đảm bảo lên, xuống cầu thang đều có chỗ bám tay.

- Sử dụng thảm có đế bằng cao su để chống vấp ngã.

 

 

7.

Sử dụng dụng cụ trợ giúp di chuyển phù hợp: gậy, khung, xe lăn…

 

                                                               TÀI LIỆU THAM KHẢO

          1. Giáo trình: Can thiệp hoạt động trị liệu 1, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

          2. https://ncoa.org/older-adults/health/prevention/falls-prevention