1. Mục đích
Đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển đối với NB không tự di chuyển được
Để NCS nắm vững các kỹ thuật cơ bản khi vận chuyển NB bằng cáng.
2. Các lưu ý
- Cáng phải có đệm lót và chăn hoặc vải/ga đắp, vật dụng che (nếu cần) để NCT không bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, nắng, rét …).
- Khi di chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận.
- Khi vận chuyển phải luôn giữ 2 đầu cáng ngang nhau, tránh tuột. Không dừng lại đột ngột hoặc để cáng va chạm.
- 2 người khiêng cáng phải bước trái chân nhau.
- Khiêng cáng lên dốc (lên xe…) đầu đưa đi phía trước nâng cao chân. Ngược lại khiêng cáng xuống dốc (xuống xe…) nâng chân đi phía trước, đầu đi phía sau
- Quan sát, theo dõi sát toàn trạng NCT
3. Chuẩn bị
- NB phải được mặc trang phục phù hợp, đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- NCT bị gẫy xương … phải được băng bó, cố định bằng nẹp trước để hạn chế đau, đề phòng sốc khi di chuyển.
- Phương tiện vận chuyển: Cáng/cánh cửa/ghế/cáng tự tạo …
- Dây cố định: 2-4 dây.
|
|
4. Di chuyển NCT từ giường sang cáng và ngược lại
TT |
Nội dung các bước |
Mục đích, yêu cầu |
1 |
Di chuyển NCT từ giường sang cáng: sử dụng một trong những cách sau: |
|
1.1 |
Để cáng song song với giường |
|
|
- Phương pháp 1 người: + Người bế đứng chân trước chân sau, một tay luồn dưới vai, một tay luồn dưới kheo chân, tay NCT ôm cổ người bế (nếu được) nhấc bổng NCT lên và bước lùi về phía sau đồng thời xoay người, đặt nhẹ nhàng NCT xuống cáng, đắp chăn (nếu cần). Cố định NCT trên cáng bằng tối thiểu phải 2 dây: Ngang ngực, trên gối. |
|
|
- Phương pháp hai người: Hai người làm nhiệm vụ di chuyển NCT vào cáng đứng sát vào thành giường: + Người thứ 1: Đỡ đỡ cổ, vai và lưng NCT. + Người thứ 2 đứng phía chân đỡ mông và chân NCT. Theo nhịp 1,2,3 cùng nhấc bổng NCT lên, bước lùi về phía sau đồng thời xoay người, đặt nhẹ nhàng NCT lên cáng. Cố định NCT trên cáng bằng tối thiểu phải 2 dây: Ngang ngực, trên gối. |
- Người cao, khỏe đứng ở phía ngực NCT. - Cả hai người bê cùng đứng sát cạnh giường, đứng chân trước, chân sau và phải cùng chân trước chân sau với nhau.
|
1.2 |
Để cáng vuông góc với giường |
|
|
- Phương pháp 1 người: Người bế đứng cạnh giường, chân trước, chân sau, một tay luồn tới khuỷu chân, một tay dưới vai – cổ NCT, NCT ôm lấy cổ người bế (nếu được). Người bế nhấc bổng NCT lên quay nửa vòng rồi đặt nhẹ nhàng NCT xuống cáng, đắp chăn (nếu cần). Cố định NCT trên cáng bằng tối thiểu phải 2 dây: Ngang ngực, trên gối. |
|
|
- Phương pháp 2 người: + Người thứ 1: Đỡ cổ, vai và lưng NCT. + Người thứ 2 đứng phía chân đỡ mông và chân NCT. Theo nhịp 1,2,3 cùng nhấc bổng NCT lên quay nửa vòng nhẹ nhàng đặt NCT xuống cáng, đắp chăn (nếu cần). Cố định NCT trên cáng bằng tối thiểu phải 2 dây: Ngang ngực, trên gối. |
- Người cao, khỏe đứng ở phía ngực NCT. - Cả hai người bê cùng đứng sát cạnh giường, đứng chân trước, chân sau và phải cùng chân trước chân sau với nhau.
|
2 |
Di chuyển NCT từ cáng sang giường: |
|
2.1 |
Để cáng song song với giường |
|
|
- Phương pháp 1 người: Người bế đứng cạnh cáng, chân quỳ, chân co , một tay dưới vai-cổ NCT, một tay luồn dưới khoeo chân, NCT ôm lấy cổ người bế (nếu được). Người bế nhấc bổng NCT lên quay nửa vòng, tiến về phía giường rồi đặt nhẹ nhàng NCT xuống giường. Để NCT nằm ở tư thế thoải mái, đắp chăn (nếu cần). |
|
|
- Phương pháp 2 người: Hai người làm nhiệm vụ di chuyển NCT vào giường phải quỳ sát vào thành cáng: + Người thứ 1: Đỡ đỡ cổ, vai và lưng NCT. + Người thứ 2 đứng phía chân đỡ mông và chân NCT. Theo nhịp 1,2,3 cùng nhấc bổng NCT lên đồng thời xoay người và nhẹ nhàng đặt NCT xuống giường. Để NCT nằm ở tư thế thoải mái, đắp chăn (nếu cần). |
- Người cao, khỏe đứng ở phía ngực NCT. - Cả hai người bê cùng đứng sát cạnh giường, đứng chân trước, chân sau và phải cùng chân trước chân sau với nhau. |
2.2 |
Để cáng vuông góc với giường |
|
|
- Phương pháp 1 người: Người bế đứng cạnh cáng, chân quỳ, chân co, một tay luồn dưới vai – cổ, muột tay luồn dưới kheo chân, NCT ôm lấy cổ người bế (nếu được). Người bế nhấc bổng NCT lên quay nửa vòng, tiến về phía giường rồi đặt nhẹ nhàng NCT xuống giường. Để NCT nằm ở tư thế thoải mai, đắp chăn (nếu cần). |
|
|
- Phương pháp 2 người: + Người thứ 1: Đỡ cổ, vai và lưng NCT. + Người thứ 2 đứng phía chân đỡ mông và chân NCT. Theo nhịp 1,2,3 cùng nhấc bổng NCT lên quay nửa vòng bước chân về phía giường nhẹ nhàng đặt NCT xuống gường. Để NCT nằm ở tư thế thoải mái, đắp chăn (nếu cần). |
- Người cao, khỏe đứng ở phía ngực NCT. - Cả hai người bê cùng đứng sát cạnh giường, đứng chân quỳ, chân co và phải cùng chân quỳ, chân co như nhau. |
5. Vận chuyển người cao tuổi trên cáng
TT |
Các bước thực hiện |
Yêu cầu, mục đích |
1 |
Khiêng cáng với 2 người |
|
|
Hai người ngồi, chân quỳ, chân co |
Tránh rung lắc NCT khi di chuyển.
|
|
Người đi trước nâng đầu NCT |
|
|
Người chỉ huy đi sau khiêng phía chân NCT |
|
|
Người chỉ huy ra khẩu lệnh 1,2,3 hai người cùng đứng lên và khiêng cáng đi |
|
2 |
Khiêng cáng với 3 người |
|
|
Giống như khiêng hai người |
|
|
Người thứ 3 đứng phía ngoài bên trái NCT, là người chỉ huy và để thay đổi với hai người khiêng. |
|
3 |
Khiêng cáng với 4 người |
|
|
Mỗi người đứng ngoài 1 tay cáng và cùng hiệu lệnh nâng và vận chuyển NCT |
6. Cách làm cáng tự tạo
- Dụng cụ: 02 cái gậy bằng tre (gỗ) chắc chắn (dài khoảng 1,8m – 2m; 1 chăn mùa hè (kích thước khoảng 2,2m x 1,8m) tùy thể trạng NCT chọn loại và kích cỡ cho phù hợp
- Tiến hành tạo cáng:
TT |
Nội dung thực hiện |
Mục đích, yêu cầu |
1 |
Hai người cầm 2 đầu gậy thứ nhất Phủ chăn đều lên gậy sao cho 2 đầu chăn bằng nhau |
|
2 |
Đặt gậy thứ 2 song song và sát với gậy thứ 1, sau đó xoay 1 vòng 2 gậy rồi từ từ tách 2 gậy cho chăn rộng ra 2 bên (độ rộng tùy theo thể trạng béo hay gầy) |
|
3 |
Hai tay cầm 2 đầu gậy xoay thêm 1 vòng nữa sao cho chăn phẳng, đủ rộng, đoạn chăn thừa gập lên trên mặt cáng (dưới lưng NCT). |
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế; Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Nhà xuất bản Y học, trang 237-243.
2. Lê Thị Bình; Điều dưỡng cơ bản I; Bộ Y tế; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2008); trang 237-250
3. Đỗ Đình Xuân, Trần Thị Thuận; Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản - Tập 2. Bộ Y tế; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2016); trang 373-378.