Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG

1.Chế phẩm, dạng bào chế:

  • Tienam 500 mg/500 mg bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch
  • Imipenem/cilastatin kabi 500 mg/500 mg bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch

2.Chế độ liều:

Liều dùng của imipenem/cilastatin trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường (≥ 70 ml/phút/1,73 m2) và thể trọng ≥ 70 kg được thể hiện cụ thể trong Bảng 1.

Bảng 1. Liều imipenem/cilastatin truyền tĩnh mạch ở người lớn có chức năng thận bình thường và thể trọng ≥70 kg

Mức độ nhiễm khuẩn

Liều (mg của imipenem)

Khoảng đưa liều

Tổng liều trong ngày

Nhẹ

250 mg

6 giờ

1 g

Trung bình

500 mg

1000 mg

8 giờ

12 giờ

1,5 g

2 g

Nặng – vi khuẩn hoàn toàn nhạy cảm

500 mg

6 giờ

2 g

Nặng và/hoặc đe dọa tính mạng – vi khuẩn ít nhạy cảm

1000 mg

1000 mg

8 giờ

6 giờ

3 g

4 g

                    Tổng liều tối đa hàng ngày của imipenem không vượt quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn. Riêng đối với bệnh nhân xơ hóa nang với chức năng thận bình thường có thể lên tới liều 90 mg/kg/ngày, nhưng không được quá 4 g/ngày.

3.Hướng dẫn pha truyền:

Công thức pha tiêm bột vô khuẩn imipenem/cilastatin được trình bày cụ thể ở Bảng 2.

 

Bảng 2. Hướng dẫn pha truyền imipenem/cilastatin

Liều imipenem/cilastain

(tính theo số mg imipenem)

Thể tích dịch pha phải thêm

(ml)

Nồng độ trung bình

(mg/ml imipenem)

500

100

5

                    Các bước pha truyền cụ thể như sau:

  • Hoàn nguyên mỗi lọ 500 mg trong 10 ml dịch pha truyền tương thích, lắc kỹ để tạo hỗn dịch thuốc.
  • Rút hỗn dịch thuốc thu được, pha vào 100 ml dung dịch pha truyền (cùng loại với dịch pha truyền đã sử dụng để hoàn nguyên). Nếu cần, sử dụng thêm 10 ml dung dịch pha truyền để tráng lọ và thêm vào túi/chai dịch truyền để đảm bảo chuyển toàn bộ lượng thuốc có trong lọ vào túi/chai dịch truyền.
  • Lắc đều túi/chai để đảm bảo hòa tan hoàn toàn, dung dịch phải trong, từ không màu chuyển sang màu vàng, kiểm tra và loại bỏ các chất dạng hạt (nếu có) trước khi sử dụng.
  • Sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngay sau khi pha loãng

                  Thời gian truyền:

  • Liều một lần 250 – 500 mg: truyền trong 20 – 30 phút
  • Liều lớn hơn 500 mg: truyền trong 40 – 60 phút.
  • Tốc độ truyền phải chậm lại nếu bệnh nhân có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt, hạ huyết áp hoặc vã mồ hôi

Dung môi tương hợp: NaCl 0,9%, Glucose 5%

Dung môi tương kỵ: Imipenem/cilastatin tương kỵ hóa học với lactat, do đó không sử dụng các dịch truyền chứa lactat làm dung môi pha truyền. Tuy nhiên có thể truyền vào một hệ thống truyền tĩnh mạch đang truyền lactat (Y-site).

Độ ổn định:

  • Bột khô thuốc imipenem/cilastatin trong lọ có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C
  • Dung dịch thuốc sau khi pha loãng/hoàn nguyên có thể bảo quản trong vòng 4 giờ ở nhiệt độ phòng (25°C) (tổng thời gian từ sau khi pha đến khi kết thúc truyền không vượt quá 4 giờ) và 24 giờ khi bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C), không được đông lạnh dung dịch sau pha loãng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tờ thông tin sản phẩm của biệt dược Tienam 500 mg/500 mg bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch được cấp phép tại Việt Nam, tại: https://drugbank.vn/
  2. Tờ thông tin sản phẩm của biệt dược Imipenem/cilastatin kabi 500 mg/500 mg bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch được cấp phép tại Việt Nam, tại: https://drugbank.vn/
  3. Tờ thông tin sản phẩm của biệt dược Primaxin IV 500 mg/500 mg bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch được cấp phép tại Anh, tại: https://www.medicines.org.uk/emc/
  4. Injectable Drugs Guide 2011 By Alistair Gray, Jane Wright, Vincent Goodey and Lynn Bruce.
  5. Intravenous Medications 2014: A Handbook for Nurses and Health Professionals 30th Edition.
Bài viết liên quan