Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ

  

  

Địa điểm: Tầng 2, nhà B, Bệnh viện Lão khoa Trung ương - số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 0243.576.4558 máy lẻ 208

Email:dementiacenterVN@gmail.com

Fanpage Câu lạc bộ Người bệnh sa sút trí tuệ và người chăm sóc: https://www.facebook.com/groups/clbnguoibenhsasuttrituevanguoichamsoc

1.Lịch sử hình thành

Năm 2006, Bệnh viện thành lập đơn vị ‘Nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ’

Ngày 27/02/2023, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã kí quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu trí nhớ và Sa sút trí tuệ.

2. Mô hình tổ chức

   

Giám đốc trung tâm: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình

   Tổng số nhân sự: 11

3. Chức năng – nhiệm vụ

Trung tâm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý điều trị, đào tạo – nghiên cứu, truyền thông, hợp tác quốc về và các hoạt động liên quan về sa sút trí tuệ, cụ thể như sau:

a. Chức năng:

  • Điều phối, giám sát chuyên môn các nghiên cứu về sa sút trí tuệ của Bệnh viện Lão khoa TW
  • Điều phối, quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về sa sút trí tuệ của Bệnh viện Lão khoa TW
  • Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về sa sút trí tuệ
  • Phối hợp tư vấn về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh mắc sa sút trí tuệ
  • Phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về sa sút trí tuệ.

b. Nhiệm vụ

  • Phối hợp với khoa Thần kinh & bệnh Alzheimer, khoa Phục hồi chức năng, khoa Dinh dưỡng và các đơn vị liên quan khác phát triển dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện cho người bệnh sa sút trí tuệ và người chăm sóc
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh và can thiệp giảm gánh nặng cho người chăm sóc gia đình.
  • Phối hợp với Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến và các tổ chức tư nhân khác trong và ngoài công lập tổ chức các khóa đào tạo liên tục, chuyển giao kĩ thuật cho các cán bộ y tế, nhân viên chăm sóc.
  • Xây dựng và triển khai các nghiên cứu về bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ liên quan khác tại Việt Nam
  • Giám sát chuyên môn các nghiên cứu về sa sút trí tuệ tại Bệnh viện.
  • Tham gia các chương trình Hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật
  • Phối hợp tổ chức Hội nghị, hội thảo về sa sút trí tuệ.
  • Thành lập và quản lý Câu lạc bộ người mắc sa sút trí tuệ và người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
  • Lập kế hoạch triển khai các chương trình truyền thông và giáo dục sức khỏe về sa sút trí tuệ tại cộng đồng.

4. Định hướng phát triển

     Với tầm nhìn trở thành trung tâm sa sút trí tuệ hàng đầu Việt Nam, xây dựng mạng lưới trên toàn quốc và trở thành một thành viên trong mạng lưới Sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ hướng đến:

  • Thống nhất các công cụ chẩn đoán trên toàn quốc
  • Quản lý bệnh nhân sa sút trí tuệ
  • Đưa ra các khuyến cáo về điều trị và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
  • Góp phần xây dựng chương trình quốc gia về sa sút trí tuệ tại Việt Nam
  • Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ liên quan