Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG (Headnurse office)

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Viện bảo vệ sức khoẻ người có tuổi được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1021/BYT-QĐ ngày 15/11/1983 với Điều dưỡng trưởng là Y sỹ Nguyễn Tiến Sam (từ năm 1981-1997).

Đến năm 1997, Viện Bảo vệ sức khoẻ người có tuổi được đổi tên thành Viện Lão khoa Việt Nam theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 749/BYT-QĐ ngày 29/04/1997. Điều dưỡng trưởng viện là CN. Nguyễn Thị Ngọc (từ năm 1997 đến 2006).

Ngày 30/06/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 485/QĐ-TTg thành lập Viện Lão khoa Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở Viện Lão khoa trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Cùng với các phòng ban khác, Phòng Điều dưỡng được thành lập, do CN. Nguyễn Thị Ngọc làm Trưởng phòng (từ năm 2006 đến năm 2016).

Ths.Trần Thị Hương Trà nhận Quyết định Phó trưởng phòng Điều dưỡng từ tháng 4/2016 và Phụ trách phòng từ 5/2016, đến tháng 1/2018 nhận Quyết định Trưởng phòng Điều dưỡng.

Trong suốt quá trình hoạt động, Phòng Điều dưỡng đã không ngừng phát triển, quản lý công tác Điều dưỡng, đẩy mạnh công tác chăm sóc người bệnh nói riêng và công tác điều dưỡng toàn Bệnh viện nói chung, góp phần không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của Bệnh viện.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn Phòng cũng tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, các hoạt động phong trào do Công đoàn, Đoàn thanh niên, Bệnh viện tổ chức.

2. Mô hình tổ chức                                                               

 

Trưởng phòng điều dưỡng

Th.S Trần Thị Hương Trà 

                                          

Tập thể cán bộ nhân viên Phòng Điều Dưỡng

2.1 Tổng số nhân sự hiện có: 05

- Trưởng phòng: Thạc sỹ Quản lý bệnh viện – CKI. Điều dưỡng

- Nhân viên: 01Ths Điều dưỡng, 02 CN Điều dưỡng, 01 Điều dưỡng cao đẳng

2.2 Trang thiết bị, quy mô, vị trí:

Phòng Điều dưỡng nằm tại tầng 6 nhà C, Bệnh viện Lão khoa TW, được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, bàn làm việc,…) phục vụ cho công tác chuyên môn và hành chính của Phòng.

3.Nhiệm vụ

3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

  1. a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
  2. b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

3.2. Quản lý điều hành chuyên môn:

  1. a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
  2. b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.

3.3. Quản lý nhân sự:

  1. a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
  2. b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNVngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
  3. c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
  4. d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;

đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

3.4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

  1. a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
  2. b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
  3. c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
  4. d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;

đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;

  1. e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

3.5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công

4.Các thành tích và danh hiệu đã đạt được của Phòng:

4.1. Tập thể:

Từ khi thành lập đến nay, tập thể phòng Điều dưỡng đã đạt được nhiều thành tích và được Bệnh viện, Bộ Y tế ghi nhận bằng nhiều hình thức thi đua khen thưởng như:

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Tập thể lao động xuất sắc.

- Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện.

4.2. Cá nhân:

     Hàng năm, phòng đều có các cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được Giám đốc Bệnh viện tặng giấy khen; được Bộ Y tế tặng Bằng khen.

5.Định hướng phát triển

5.1 Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác điều dưỡng nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh khi khám và điều trị tại Bệnh viện.

5.2 Mục tiêu cụ thể

Chuẩn hóa các quy trình quản lý Điều dưỡng, kiểm tra giám sát hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

- Xây dựng hệ thống chỉ số đo lường, bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc khoa học và tin cậy

- Xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo liên tục, cập nhật chuyên môn cho Điều dưỡng kỹ thuật viên, nâng cao trình độ chuyên môn chăm sóc người bệnh, tư vấn giáo dục sức khỏe và giao tiếp ứng xử.

- Cập nhật, chỉnh sửa và ban hành các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn, giám sát sự tuân thủ đảm bảo an toàn người bệnh.

- Tích cực nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo khoa hoc nhằm chia sẻ và cập nhật kiến thức trong thực hành chăm sóc người bệnh.

- Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế và trong nước, gắn kết và tích cực tham gia các hoạt động hội nghề nghiệp, duy trì các hoạt động nhằm tôn vinh nghề nghiệp và khẳng định vị thế người Điều dưỡng.