Gần đây, cơ sở dữ liệu cảnh giác dược và các tài liệu y văn đã ghi nhận báo cáo về các trường hợp mắc hội chứng bệnh não sau có hồi phục (PRES) và hội chứng co thắt mạch não có hồi phục (RCVS) sau khi sử dụng thuốc co mạch đường uống có chứa pseudoephedrin. Từ tháng 2/2023, ANSM đã đề xuất Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu u đánh giá lại nguy cơ của thuốc co mạch đường uống dựa trên những dữ liệu mới này.
Thuốc co mạch là thuốc có tác dụng làm thông mũi. Ở Pháp, thuốc co mạch được sử dụng dưới 2 dạng: thuốc xịt mũi (cần kê đơn) và viên nén phối hợp thuốc co mạch (pseudoephedrin) với thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen 200mg) và/hoặc thuốc kháng histamin (doxylamin, clorpheniramin, triprolidin, diphenhydramin). Thuốc co mạch đường uống là thuốc không kê đơn và thường được sử dụng không phù hợp. Trong nhiều năm nay, ANSM đã nỗ lực nhằm hạn chế việc sử dụng dạng thuốc này.
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là biến cố có thể xảy ra khi sử dụng thuốc co mạch có chứa pseudoephedrin. Dù nguy cơ rất thấp nhưng những biến cố này có thể xảy ra bất kể liều lượng và thời gian điều trị. Nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn tăng lên khi sử dụng đồng thời thuốc co mạch đường uống (viên nén) và thuốc co mạch tác dụng tại chỗ (thuốc xịt mũi) được kê đơn. Những nguy cơ này cũng đã được lưu ý trong tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm (SPC) và tờ hướng dẫn sử dụng các thuốc liên quan.
Những biến cố khi sử dụng thuốc co mạch đường uống thường nghiêm trọng và kéo dài. Mặc dù nhóm thuốc này không phải là thuốc thiết yếu và đã có nhiều biện pháp được áp dụng nhằm hạn chế sử dụng, thuốc co mạch đường uống vẫn được sử dụng rộng rãi tại Pháp. Do đó, ANSM khuyến cáo không sử dụng thuốc co mạch đường uống trong làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và viêm mũi họng lành tính do virus.
Gần đây, cơ sở dữ liệu cảnh giác dược và các tài liệu y văn ghi nhận báo cáo về các trường hợp mắc hội chứng bệnh não sau có hồi phục (PRES) và hội chứng co thắt mạch não có hồi phục (RCVS) sau khi sử dụng thuốc co mạch đường uống có chứa pseudoephedrin. Vì vậy, từ tháng 2/2023, ANSM đã đề xuất Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu đánh giá lại nguy cơ của thuốc co mạch đường uống trên cơ sở những dữ liệu mới này.
Tại Việt Nam, pseudoephedrin phối hợp với các thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau, chống dị ứng dùng đường uống cũng là thuốc không cần kê đơn, với giới hạn hàm lượng pseudoephedrin (tính theo dạng base) như sau: dạng chia liều ≤120mg/ đơn vị; dạng chưa chia liều ≤ 0,5%.