Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Tư vấn - giải đáp | Trang 2
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ là gì? Tại sao lại phải ghi điện cơ
Ghi điện cơ (electromyography) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và các cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả. 2. Chỉ định đo điện cơ? Điện cơ được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ: -Cảm giác châm chích ở da -Cảm giác tê cứng -Yếu cơ
2714 lượt xem
xem thêm
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Suy tĩnh mạch là gì? Bị suy tĩnh mạch đi khám ở đâu?
Theo TS. BS. Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ước tính, hiện có khoảng 25 - 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường liên quan đến các yếu tố như: độ tuổi (tần suất bệnh tăng dần theo tuổi), béo phì, di truyền, giới tính (tần suất bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới). Công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. TS. Nguyễn Trung Anh lưu ý: Có khá nhiều bệnh nhân nhầm bệnh này với bệnh loãng xương. Khi thấy triệu chứng bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân... thì cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
2107 lượt xem
xem thêm
Các giấy tờ cần thiết để được thụ hưởng chế độ BHYT khi đi khám ngoại trú ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương?
Các giấy tờ cần thiết để được thụ hưởng chế độ BHYT khi đi khám ngoại trú ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương?
Từ năm 2020, Người bệnh Parkinson hoặc Alzheimer trên 60 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW. Người bệnh trên 50 tuổi, có giấy chuyển viện với chẩn đoán thuộc một trong năm nhóm bệnh của chương trình: Parkinson; Sa sút trí tuệ- Alzheimer; COPD; Bệnh tim mạch mạn tính (gồm: Tăng huyết áp có biến chứng, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim, Bệnh tim có can thiệp) được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các giấy tờ cần thiết để hưởng chế độ BHYT: - Chứng minh nhân dân và thẻ BHYT ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW. Hoặc: - Giấy giới thiệu chuyển BHYT đúng tuyến có ghi chẩn đoán một trong các bệnh: Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch mạn tính, Parkinson, Sa sút trí tuệ- Alzheimer, COPD - Chứng minh nhân dân và thẻ BHYT còn hạn.
3038 lượt xem
xem thêm
Những đối tượng nào được tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW
Những đối tượng nào được tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW
Thực hiện chiến lược Quốc gia trong phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, Bệnh viện Lão khoa TW đã và đang triển khai hiệu quả hoạt động quản lý, điều trị 5 bệnh mạn tính gồm: Đái tháo đường, Bệnh lý tim mạch mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Sa sút trí tuệ - Alzheimer và Parkinson. Đối tượng tham gia: - Người bệnh có BHYT khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa TW. - Người bệnh trên 50 tuổi, có giấy chuyển viện với chẩn đoán thuộc một trong năm nhóm bệnh của chương trình: Parkinson; Sa sút trí tuệ- Alzheimer; COPD; Bệnh tim mạch mạn tính (gồm: Tăng huyết áp có biến chứng, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Suy tim, Bệnh tim có can thiệp.)
1156 lượt xem
xem thêm
Những quyền lợi khi tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW?
Những quyền lợi khi tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW?
Người bệnh khi tham gia chương trình Quản lý bệnh mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa TW được thụ hưởng những quyền lợi: - Được khám, tư vấn và điều trị bởi các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Lão khoa trong các lĩnh vực Tim mạch, Nội tiết, Thần kinh.... - Được hưởng quyền lợi theo đúng mức ghi trên thẻ BHYT. Có giấy hẹn khám lại theo lịch rõ ràng của từng tháng. - Được sử dụng các loại thuốc mới nhất, tùy theo loại bệnh, với chi phí theo quy định về chế độ BHYT của Nhà nước. - Được xét nghiệm định kỳ, tùy theo loại bệnh, bằng máy móc hiện đại như máy MRI 1.5 Tesla; CT 256 dãy, X-quang kỹ thuật số, hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, máy đo mật độ xương, máy ghi điện não đồ, máy ghi điện cơ... - Được hưởng chế độ chăm sóc toàn diện. Không nằm ghép.
847 lượt xem
xem thêm
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ CKII, Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế- BV Lão Khoa TW, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua... Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm. Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia. Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời. Nguồn: PV Thùy An- Vnexpress
991 lượt xem
xem thêm
Chứng tiểu đêm
Chứng tiểu đêm
Tại sao người trẻ tuổi khoẻ mạnh không phải thức giấc ban đêm để đi tiểu ? Trong giấc ngủ, não sản sinh ra ADH là một hoóc môn chống bài niệu (chống bài tiết nước tiểu) tác động lên thận nhằm giảm thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm cho bàng quang chậm đầy. Nhờ vậy, con người không phải thức giấc vì cảm giác buồn đi tiểu. Đồng thời, não cũng tạo ra phản xạ ức chế bàng quang giúp cho bàng quang giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ đêm, từ đó hạn chế xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu giúp cho giấc ngủ kéo dài 8 giờ trọn vẹn. Nhờ 2 cơ chế này mà con người có được giấc ngủ trọn vẹn, không bị gián đoạn do tiểu tiện.
634 lượt xem
xem thêm
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ
SSTT là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc SSTT. Trên toàn thế giới có khoảng 24,3 triệu người mắc SSTT (số liệu năm 2001). Cứ sau mỗi 20 năm, số người mắc SSTT lại tăng lên gấp đôi, từ 42,3 triệu (năm 2020) lên 81,1 triệu (năm 2040). Tỷ lệ mắc mới SSTT cũng tăng nhanh, từ 0,2-0,5 % ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, 4,6 % người già (>60 tuổi) mắc SSTT. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
1096 lượt xem
xem thêm
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) bao gồm các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ. Tập luyện bàng quang giúp cải thiện đáng kể triệu chứng. Đôi khi thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị nhằm giúp giảm kích thích bàng quang. Hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra khi bàng quang bị co thắt đột ngột mà không có sự kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến mà không có nguyên nhân được tìm thấy cho các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát. (Ví dụ, không phải do nhiễm trùng đường tiểu tiểu hoặc tuyến tiền liệt lớn.)
1188 lượt xem
xem thêm
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hoạt động thể lực tăng cường sức khỏe
Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương. Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương.
726 lượt xem
xem thêm
1 2 3
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
SĐT
Nội dung
Bài viết nổi bật
banner-sidebar