Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

GỘI ĐẦU CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI GIƯỜNG

1. Mục đích

- Đảm bảo vệ sinh vùng đầu, làm sạch tóc và da đầu.

- Góp phần làm tăng tuần hoàn vùng da đầu, giúp NCT dễ chịu, thoải mái.

- Phòng tránh các bệnh về tóc và da đầu (chấy, nấm mốc…).

2. Gội đầu tại giường áp dụng với đối tượng NCT nào?

- Thực hiện khi NCT không thể ra khỏi giường (cả khi được hỗ trợ), liệt toàn phần, hôn mê, sau mổ.

- NCT có nhu cầu gội đầu tại giường khi không tự thực hiện được do hạn chế vận động, bị gãy xương, quá mệt mỏi làm khó khăn cho việc di chuyển…

- Không gội đầu tại giường khi NCT đang bị sốt cao, mê sảng, co giật, kích thích, choáng váng, chóng mặt, đau đầu nhiều…

3. Các lưu ý

- Phòng để gội phải kín đáo để tránh nhiễm lạnh cho NCT

- Hạn chế lắc lư đầu trong khi gội, giúp NCT thoải mái, an toàn.

- Không để dầu gội, nước vào mắt, tai NCT

- Không được gội quá lâu và phải sấy khô tóc, ủ ấm sau gội.

- Trường hợp NCT có vết thương trên đầu khi gội cần phải tránh vết thương.  Khi gội đầu xong phải vệ sinh vết thương bằng dung dịch muối sinh lý rồi đặt gạc (nếu cần).

- Nếu ga trải giường hoặc quần áo người bệnh bị ướt phải thay ngay sau khi gội.

- Khi sấy tóc không được để chế độ cao gây khô tóc, xơ tóc, nóng rát và bỏng.

4. Chuẩn bị

- 02 khăn bông (01 nhỏ, 01 to), bông không thấm nước, gối, tấm nilon.

- 02 xô (loại 20 lít), 01 máng gội, 01 ca múc nước.

- Nước ấm (mùa hè 300C-370C; mùa đông 400C – 440C), dầu gội, dầu xả (nếu cần)

- Nhiệt kế, máy sấy tóc, lược, 02 kẹp tóc, 01 túi đựng rác thải, 01 túi đựng đồ vải bẩn, găng tay sạch (nếu cần).

- Nếu không có máng chuyên dụng thì có thể tạo máng bằng chăn (dùng một chiếc chăn mềm, chiều dài khoảng 90cm - 110cm, đường kính 12cm cuộn tròn chặt thành hình chữ U, phía ngoài cuốn lớp nilon tránh ướt).

5. Các bước thực hiện

 

TT

Nội dung các bước

Mục đích, yêu cầu

1.

-  Thông báo, giải thích cho NCT.

-  Quan sát, đánh giá tình trạng NCT, tình trạng tóc và da dầu.

 

2.

-  Rửa tay.

-  Mang dụng cụ đến bên giường NCT

 

3.

-  Đóng cửa sổ, tắt quạt (nếu có).

- Điều chỉnh nhiệt độ phòng lên 300C (mùa đông).

- Che bình phong hoặc kéo rèm

 

4.

- Trải nilon lên trên gối

- Đặt NCT nằm chéo giường hoặc nằm lùi lên phía đầu giường (nếu thành giường tháo rời được), kê gối dưới vai.

- Một tay nâng nhẹ nhàng đầu NCT đồng thời tay còn lại cầm máng gội đặt dưới đầu NCT sao cho đầu thấp hơn vai, đặt ống thoát nước của máng gội vào xô.

Nilon che kín gối và phần giường từ vai NCT đến mép giường.

 

5.

- Quàng khăn bông trên ngực NCT

- Gấp khăn bông nhỏ che mắt cho NCT

- Nút bông không thấm nước vào hai lỗ tai NCT.

Tránh để dầu gội, nước vào mắt, vào tai NCT.

 

6.

- Đeo găng tay (nếu cần).

- Chải tóc: từ ngọn tóc đến chân tóc (nếu tóc dài thì chia thành nhiều lọn nhỏ để chải). Nếu tóc quá rối dùng dầu xả để chải tóc.

 

7.

- Làm ẩm tóc bằng nước ấm.

- Lấy dầu gội ra lòng bàn tay, xoa kỹ dầu gội ra bàn tay sau đó xoa da đầu và chân tóc theo thứ tự: Từ trán lên nửa đầu và từ gáy lên nửa đầu.

- Xoa kỹ dầu gội ra bàn tay giúp dàn đều dầu gội.

- Không xoa dầu gội lên thân tóc và đuôi tóc do dầu gội làm khô thân tóc đuôi tóc và làm chẻ đuôi tóc.

8.

- Một tay giữ đầu, một tay chà sát khắp da đầu và tóc bằng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng da đầu.

- Không dùng móng tay để gãi tránh làm tổn thương da đầu.

- Không làm lắc đầu NCT

9.

- Dội nước nhiều lần cho đến khi sạch dầu gội đầu.

 

10.

- Bỏ bông thấm nước ở tai, lấy khăn bông

nhỏ lau mặt, kéo khăn choàng cổ bao kín tóc.

 

11.

- Bỏ máng gội, cho NCT nằm hoặc ngồi thoải mái trên giường, lau khô tóc.

- Lau khô tóc từ gốc đến ngọn.

12.

- Sấy tóc, chải tóc.

- Giúp NCT trở lại tư thế thoải mái.

         - Làm tóc khô sau khi gội.

13.

- Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

 

14.

- Thông báo tình trạng tóc và da đầu cho NCT/người nhà hoặc Điều dưỡng phụ trách.

 

  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Đỗ Đình Xuân, Trần Thị Thuận, Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. Bộ Y tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 96-99.

2. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo (2006); Chăm sóc hàng ngày và vệ sinh cho người bệnh; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học, trang 139-152.

3. Trần Thị Thuận, Điều dưỡng cơ bản I, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2008

4. Joanne Tollefson; (2010); Physical Assessment; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 17-22.

5. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Self-care and Hygiene, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 726- 770.