Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC - Medsafe: Táo bón do thuốc chống loạn thần – tác động lớn đối với người bệnh

                     

*Thông tin chính

- Táo bón là phản ứng có hại phổ biến của tất cả các thuốc chống loạn thần.

- Chẩn đoán muộn hoặc không điều trị táo bón do thuốc chống loạn thần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như liệt ruột và tắc ruột.

- Điều trị bằng clozapin có nguy cơ cao bị táo bón và các biến chứng liên quan có thể gây tử vong.

- Người kê đơn và những người khác tham gia chăm sóc bệnh nhân:

+ nên thường xuyên hỏi bệnh nhân về nhu động ruột

+ nhắc bệnh nhân theo dõi nhu động ruột thường xuyên

+ nhắc nhở bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu táo bón xảy ra

Thuốc chống loạn thần là nhóm thuốc được chỉ định để điều trị tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan.

Táo bón là phản ứng có hại phổ biến của tất cả các thuốc chống loạn thần và có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn điều trị.

Cần theo dõi thường xuyên nhu động ruột trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Táo bón là một yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đường ruột nếu không được phát hiện và xử trí thích hợp.

*Ảnh hưởng của thuốc chống loạn thần tới nhu động ruột

Các chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin, serotonin và histamin đóng vai trò thúc đẩy nhu động ruột – một cơ chế cần thiết để đẩy các chất trong ruột qua đại tràng đến trực tràng.

Thuốc chống loạn thần có thể ức chế hoạt động của một hoặc nhiều chất dẫn truyền thần kinh này, dẫn đến thời gian vận chuyển các chất qua đường tiêu hóa kéo dài và góp phần gây táo bón.

Các thuốc chống loạn thần có nguy cơ gây táo bón khác nhau do ái lực khác nhau với các loại thụ thể dẫn truyền thần kinh.

*Phản ứng có hại nghiêm trọng liên quan đến ruột của một số thuốc chống loạn thần

Chẩn đoán muộn hoặc không điều trị táo bón do thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ liệt ruột và/hoặc tắc ruột.

Các biến chứng của tắc ruột có thể bao gồm thiếu máu cục bộ ở ruột, hoại tử ruột và thủng ruột. Nếu những biến chứng này xảy ra, bệnh nhân cần nhập viện và có thể cần phẫu thuật.

Các phản ứng có hại nghiêm trọng liên quan đến đường ruột có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị bằng thuốc chống loạn thần, trong đó clozapin có nguy cơ cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng này đã gây tử vong.

*Các yếu tố nguy cơ phát triển chứng táo bón do thuốc chống loạn thần

Một số bệnh nhân có thể có các yếu tố nguy cơ gây táo bón khi dùng thuốc chống loạn thần, bao gồm có thuốc dùng đồng thời, các yếu tố về lối sống, bệnh mắc kèm và liều thuốc chống loạn thần.

Táo bón là phản ứng có hại của nhiều loại thuốc, kể cả thuốc phiện hoặc thuốc kháng cholinergic. Hãy thận trọng khi kê đơn đồng thời, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang dùng clozapin.

Lối sống và chế độ ăn uống có thể góp phần gây táo bón ở các bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Điều này bao gồm thói quen ăn kiêng, hạn chế uống nước và ít hoạt động thể chất.

Bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh đại tràng hoặc tiền sử phẫu thuật vùng bụng dưới có nguy cơ bị táo bón cao hơn.

Nguy cơ táo bón do thuốc chống loạn thần có thể liên quan đến liều dùng.

*Phát hiện và quản lý sớm là rất quan trọng

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo liên quan đến táo bón nặng bao gồm đau bụng từ trung bình đến nặng, căng bụng, nôn mửa, chứng tiêu chảy do ứ đọng phân lâu ngày (‘overflow’ diarrhoea), chán ăn và buồn nôn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt có khả năng chịu đau tốt hơn bình thường và có thể không báo cáo các triệu chứng liên quan đến táo bón.

Nhân viên y tế nên thường xuyên hỏi bệnh nhân về nhu động ruột của họ. Nhắc bệnh nhân theo dõi nhu động ruột thường xuyên. Người chăm sóc cũng có thể được yêu cầu giúp theo dõi bệnh nhân.

Người kê đơn nên khuyên bệnh nhân đi khám ngay khi táo bón xảy ra.

Theo dõi chặt chẽ nhu động ruột của bệnh nhân là điều cần thiết trong suốt quá trình điều trị bằng clozapin. Táo bón cần được phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Như đã mô tả ở trên, các biến chứng có thể xảy ra nếu chẩn đoán muộn.

Quản lý táo bón do thuốc chống loạn thần có thể bao gồm các phương pháp điều trị không dùng thuốc và/hoặc dùng thuốc. Với clozapin, có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng dự phòng. Thực hiện theo các hướng dẫn lâm sàng tại địa phương.

*Báo cáo trường hợp ở New Zealand

Trung tâm giám sát phản ứng có hại tại New Zealand (CARM) đã nhận được nhiều báo cáo phản ứng có hại liên quan đến đường ruột của thuốc chống loạn thần. Hầu hết chúng có liên quan đến clozapin (Bảng 1).

Bảng 1: Clozapin và các biến cố nghiêm trọng trên đường tiêu hóa được báo cáo cho Trung tâm Theo dõi Phản ứng có hại (CARM), tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2023

Phản ứng

Số báo cáo

Táo bón

95

Tắc ruột

32

Phình đại tràng mắc phải

10

Bất thường chức năng đường ruột

9

Rối loạn nhu động ruột

8

Thủng ruột, thiếu máu cục bộ, liệt ruột, tắc nghẽn phân

4

Viêm đại tràng

3

Xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc

2

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, tắc ruột non, hoại tử ruột

1

 

Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/June2023/Antipsychotic-induced-constipation-high-risk-for-patients.html

 

 
Bài viết liên quan