Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Danh sách bài viết | Trang 54
Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới từ 01/4/2021
Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới từ 01/4/2021
Đối tượng được đổi thẻ BHYT mẫu mới Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020 quy định: - Phôi thẻ BHYT đã in theo quy định tại Quyết định 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 chưa sử dụng hết đến thời điểm 01/4/2021, được tiếp tục sử dụng cấp cho các đối tượng tham gia BHYT. - Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT mới theo quy định, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT.
xem thêm
Những trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Những trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại Điều 23 thì các trường hợp sau đây không được hưởng bảo hiểm y tế: - Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả. - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. - Khám sức khỏe. - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. - Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
xem thêm
Phạm vi và mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Phạm vi và mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau: + 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế; + 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; + 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế; + 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
xem thêm
Các hành vi nào bị Luật Bảo hiểm y tế nghiêm cấm
Các hành vi nào bị Luật Bảo hiểm y tế nghiêm cấm
Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: - Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. - Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế. - Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích. - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. - Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
xem thêm
Chụp cộng hưởng từ có được thanh toán BHYT?
Chụp cộng hưởng từ có được thanh toán BHYT?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT và Danh mục Dịch vụ kỹ thuật y tế có quy định cụ thể điều kiện thanh toán ban hành kèm theo Thông tư thì dịch vụ kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) được quỹ BHYT thanh toán khi đáp ứng các điều kiện sau: - Được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục thực hiện tại Bệnh viện; - Được thực hiện theo đúng quy trình chuyên môn do cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT;
xem thêm
Khám chữa bệnh trong thời gian đang chờ cấp thẻ BHYT
Khám chữa bệnh trong thời gian đang chờ cấp thẻ BHYT
Khoản 3 Điều 8 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế : “3. Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.” Như vậy, trong trường hợp vợ anh đang chờ cấp lại thẻ thì vẫn có thể đi khám, chữa bệnh theo BHYT bình thường bằng cách xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ (giấy hẹn này do cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ cấp) và 1 loại giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh như giấy chứng minh nhân dân.
xem thêm
Các vi phạm về BHYT được xử lý như thế nào?
Các vi phạm về BHYT được xử lý như thế nào?
1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, còn phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT.
xem thêm
Tranh chấp về BHYT là gì và cách thức giải quyết tranh chấp được quy định thế nào?
Tranh chấp về BHYT là gì và cách thức giải quyết tranh chấp được quy định thế nào?
Tranh chấp về BHYT là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm BHYT giữa các đối tượng sau: – Người tham gia BHYT theo quy định, người đại diện của người tham gia BHYT; – Tổ chức, cá nhân đóng BHYT theo quy định; – Tổ chức bảo hiểm y tế (BHXH); – Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT. 2. Tranh chấp về BHYT được giải quyết như sau: – Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp; – Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
xem thêm
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHYT như thế nào
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHYT như thế nào
1. Được cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT. 2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định của Luật BHYT. 3. Được khám bệnh, chữa bệnh. 4. Được tổ chức BHYT (BHXH) thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ BHYT. 5. Yêu cầu tổ chức BHYT (BHXH), cơ sở KCB BHYT và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT. 6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.
xem thêm
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ là gì? Tại sao lại phải làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân. SSTT ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh (tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ) đồng thời cũng là vấn đề rất đáng quan tâm của gia đình, xã hội. Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ chủ yếu dựa vào lâm sàng. Sử dụng các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý giúp chẩn đoán chính xác sa sút trí tuệ và mức độ nặng của bệnh. Hiện nay trắc nghiệm thần kinh tâm lý đang được ứng dụng rộng rãi và có giá trị cao.
xem thêm
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
Email
SĐT
Bài viết nổi bật