Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Danh sách bài viết | Trang 72
TẬP HUẤN TRIỂN KHAI THÔNG TƯ 43/2018/TT-BYT VỀ “HƯỚNG Dg5ẪN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH”
TẬP HUẤN TRIỂN KHAI THÔNG TƯ 43/2018/TT-BYT VỀ “HƯỚNG Dg5ẪN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH”
Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình khám điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cũng như cải tiến, nâng cao chất lượng Bệnh viện, ngày 29 tháng 10 năm 2019 Phòng Công tác xã hội (đầu mối là Tổ Quản lý chất lượng) phối hợp với Phòng Kế hoạch tổng hợp đã tổ chức lớp Tập huấn triển khai Thông tư 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ Y tế về việc “hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh”.
xem thêm
Hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam: Sôi nổi cuộc thi vui - khỏe - có ích
Hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam: Sôi nổi cuộc thi vui - khỏe - có ích
(LĐTĐ) Sáng nay, Bệnh viện Lão khoa Trung ương phối hợp với Trung tâm Y tế hai Bà Trưng đã tổi chức cuộc thi vui – khỏe – có ích cho người cao tuổi (NCT) đến từ ba phường Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân và Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng- Hà Nội). Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6). Phát biểu tại cuộc thi, TS.BS Nguyễn Bích Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: NCT là tầng lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy cần có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe NCT.Theo các chuyên gia y tế, tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe NCT. NCT thường hay suy nghĩ và có những nỗi lo sợ rằng bản thân trở thành gánh nặng cho con cháu. Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những suy nghĩ tiêu cực này sẽ gây trở ngại cho quá trình điều trị. Do đó, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho NCT cần sự quan tâm, chăm sóc của cả cộng đồng.
xem thêm
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 5S TẠI KHOA TIM MẠCH CAN THIỆP - NGOẠI
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 5S TẠI KHOA TIM MẠCH CAN THIỆP - NGOẠI
Ngày 04 tháng 6 năm 2020, dưới sự chủ trì của Ts.Bs Bùi Thúc Quang – Trưởng khoa TMCT- Ngoại kiêm Trưởng phòng QLCL, Phòng QLCL đã phối hợp với khoa TMCT-Ngoại tổ chức buổi “Đánh giá kết quả triển khai 5S tại khoa TMCT-Ngoại”. Tham dự buổi đánh giá có Ths.Bs Trần Văn Lực, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp; Ts.Bs Đào Quang Vinh, Trưởng phòng Công tác xã hội; Ths Trần Thị Hương Trà, Trưởng phòng Điều dưỡng, cùng đông đảo nhân viên phòng QLCL, khoa TMCT-Ngoại. 5S là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tên gọi của 5S xuất phát từ những chữ cái S: Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp), Seiso (sạch sẽ), Sheiketsu (săn sóc) và shitsuke (sẵn sàng). Thực hành tốt 5S nhằm mục đích tạo nên và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Sau 2 tuần thực hành tại khoa TMCT-Ngoại của Bệnh viện đã thu được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tài liệu được sắp xếp gọn gàng hơn, vị trí máy móc thiết bị được đặt đúng nơi quy định, quản lý hồ sơ bệnh án được chặt chẽ khoa học hơn, dễ thấy dễ lấy tiết kiệm thời gian đảm bảo tính hiệu quả của công việc hàng ngày.
xem thêm
Sinh hoạt khoa học: Trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson
Sinh hoạt khoa học: Trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson
Trầm cảm làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson suy giảm nhiều hơn, các triệu chứng bệnh tiến triển nhanh hơn, suy giảm nhanh khả năng tự chăm sóc bản thân và kỹ năng nhận thức, việc tuân thủ điều trị thấp hơn và người chăm sóc cũng mệt mỏi hơn. Sự có mặt của trầm cảm đã làm nặng nề hơn tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Parkinson và làm tăng nguy cơ chuyển từ suy giảm nhận thức nhẹ thành sa sút trí tuệ. Để giúp các bác sỹ cập nhật một số thông tin về trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson, ngày 2-11-2016, khoa Tâm Thần kinh tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề “Trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson, chẩn đoán và điều trị” do TS.BS. Nguyễn Thanh Bình (C), Trưởng Khoa Tâm Thần kinh trình bày. TS. Bình (C) đã hệ thống lại các tiêu chuẩn chẩn đoán, các trắc nghiệm cần làm và nêu các khuyến cáo điều trị trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson. Buổi sinh hoạt khoa học đã diễn ra thành công, giúp các bác sỹ bổ sung, cập nhật kiến thức, từ đó lưu ý hơn trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày với bệnh nhân Parkinson.
xem thêm
Hội nghị cán bộ, viên chức Bệnh viện Lão Khoa TW năm 2018
Hội nghị cán bộ, viên chức Bệnh viện Lão Khoa TW năm 2018
Ngày 24/01/2019, Bệnh viện Lão Khoa TW tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức Bệnh viện Lão Khoa TW năm 2018 nhằm đánh giá toàn bộ kết quả nhiệm vụ năm 2018, nêu ra những hạn chế khó khăn, đề xuất giải pháp và định hướng các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2019. Hơn 200 đại biểu đại diện cho 450 cán bộ, viên chức Bệnh viện tham dự Hội nghị. TS. Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW; CN Trịnh Đình Hiếu, Phó Giám đốc; ThS Phan Việt Sinh, Phó chủ tịch Công đoàn Bệnh viện đồng chủ trì Hội nghị.
xem thêm
TRI ÂN NGÀY ĐIỀU DƯỠNG THẾ GIỚI 12.5
TRI ÂN NGÀY ĐIỀU DƯỠNG THẾ GIỚI 12.5
Ngày 12 tháng 5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của Ngành Điều dưỡng thế giới. Những thành tựu của Ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau. Đó cũng là sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia điều dưỡng quốc tế. Thế hệ điều dưỡng chúng ta nguyện phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành Y tế ngày càng phát triển.
xem thêm
NGHĨA CỬ CAO ĐẸP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
NGHĨA CỬ CAO ĐẸP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Điều dưỡng là bộ phận đông đảo nhất và không thể thiếu trong mỗi Bệnh viện. Công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương không ngừng được nâng cao chất lượng trong những năm qua. Đã có nhiều tấm gương điều dưỡng tận tụy, hết lòng vì người bệnh, được người bệnh, thân nhân và xã hội đánh giá cao. Trong số đó có những tấm gương tiêu biểu như điều dưỡng Nguyễn Thị Yến, khoa Tim mạch - Hô hấp và điều dưỡng Đặng Hải Hà, khoa Hồi sức tích cực với nghĩa cử cao đẹp - hiến máu cứu người. Tháng 02/2020 khoa Tim mạch - Hô hấp tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Th vào giường số 18, phòng B.507 với chẩn đoán: Ung thư hắc tố di căn/THA/ĐTĐ/ Suy kiệt/Thiếu máu nặng và cần phải truyền máu cấp. Cũng trong thời gian này, khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Ngọc Th, 81 tuổi, giường số 62, Phòng B306 với chẩn đoán: Thiếu máu/Viêm phổi/Mở khí quản/Đái tháo đường và có chỉ định truyền 350ml khối hồng cầu. Như vậy, cả hai bệnh nhân đều có chỉ định truyền máu cấp. Tuy nhiên, do người nhà người bệnh không đến kịp và tình trạng sức khỏe không đảm bảo để hiến máu, hơn nữa tình trạng ngân hàng máu cả nước đang khan hiếm. Điều dưỡng Nguyễn Thị Yến và điều dưỡng Đặng Hải Hà đã tình nguyện hiến máu để cấp cứu người bệnh. Được truyền máu kịp thời người bệnh qua cơn nguy kịp và sức khỏe tiến triển ổn định.
xem thêm
ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT
ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT
Tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp điều trị đặc biệt hiệu quả đối với người bệnh nhồi máu não cấp. Việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân bị nhồi máu não cấp đến sớm trong vòng 4,5 giờ đầu (giờ vàng) sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong cũng như hồi phục chức năng thần kinh tốt nhất cho người bệnh. Theo TS.BS Trần Quang Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu & Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa TW cho biết: Phương pháp điều trị nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết là một phương pháp điều trị được khuyến cáo ở mức độ cao nhất ở nhiều quốc gia có nền y học phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu. Tại Việt Nam phương pháp này đã được áp dụng và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Bằng việc tiêm thuốc tiêu sợi huyết vào tĩnh mạch để làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu não giúp người bệnh nhồi máu não cấp tránh được phẫu thuật hay các can thiệp xâm lấn. Người bệnh sau điều trị hồi phục nhanh, giảm nguy cơ bị các di chứng thần kinh và giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ não. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả của thuốc, việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trên nhóm bệnh nhân cao tuổi gặp không ít khó khăn như: khó xác định thời gian khởi phát, đưa đến viện thường chậm trễ, các bệnh lý nền cũng như các thuốc sử dụng hàng ngày làm cho bệnh nhân bị chống chỉ định dùng thuốc tiêu sơi huyết hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng của thuốc…
xem thêm
LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Ngày 05 tháng 3 năm 2020, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đến dự chỉ đạo buổi Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm có PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, TS.Bs. Nguyễn Trung Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện, các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên Bệnh viện, Trưởng, phó, Tổ trưởng Công đoàn các khoa/phòng/trung tâm, Điều dưỡng trưởng, Kỹ thuật viên trưởng các khoa thuộc Bệnh viện.
xem thêm
BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO: 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch Covid-19 người dân cần biết
BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO: 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch Covid-19 người dân cần biết
Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau đây. 1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). 2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và khi đến cơ sở y tế. 3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
xem thêm
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
Email
SĐT
Bài viết nổi bật