Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm

CÁCH ĐO CHIỀU CAO, CÂN NẶNG, SỬ DỤNG BẢNG CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ

I. MỤC ĐÍCH

- Đo chiều cao cân nặng cho người cao tuổi (NCT) để biết tình trạng dinh dưỡng của NCT, có  nguy cơ bị suy dinh dưỡng hay béo phì không, từ đó có kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp. 

II.  CÂN Ở TƯ THẾ ĐỨNG

1.   Nguyên tắc

 - Đảm bảo sự an toàn cho NCT khi cân. Không thực hiện cho NCT dù đứng được nhưng quá yếu, phải bám vịn, ảnh hưởng kết quả đo: bệnh khớp nặng, suy tim, khó thở, chóng mặt và mất thăng bằng…

- Thực hiện đúng cách để đảm bảo thu được kết quả chính xác.

2.   Các lưu ý

NCT có thể bị té ngã, chấn thương khi thực hiện quy trình cân:

- Do cân đặt ở vị trí trơn trượt, không bằng phẳng

- NCT yếu không được sự hỗ trợ cần thiết khi di chuyển

Lấy kết quả sai:

- Người đọc kết quả nhìn nghiêng, lệch.

- Bàn cân đặt trên mặt phẳng nghiêng.

3.   Chuẩn bị

- Cân có độ chính xác đến 100g.

- Sổ, bút ghi chép theo dõi

- NCT có thể đứng cân an toàn. Cởi bỏ bớt giày dép, quần áo, mặc trang phục tối thiểu để lấy được số đo gần chính xác nhất (nếu có thể)

4.   Các bước thực hiện

STT

Nội dung các bước

Mục đích, yêu cầu

1

Đặt dụng cụ cân ở vị trí thích hợp

- Đủ ánh sáng,

- Đối với cân điện tử, đặt nhẹ nhàng, để cân thăng bằng, tránh làm rơi hoặc va đập làm ảnh hưởng độ chính xác kết quả đo.

2

Khởi động cân

- Đối với cân điện tử: bật nút cân hoặc chạm nhẹ vào cân, khi đó màn hình hiển thị số 0kg (lưu ý pin đủ không).

- Đối với cân cơ có đồng hồ hiển thị: kiểm tra, hoặc điều chỉnh kim đồng hồ ở vạch số 0

3

Đưa NCT đứng lên bàn cân

- Đứng giữa cân,

- Hai tay buông thõng, thả lỏng, không bám dựa vào các điểm tựa xung quanh,

- Đứng yên trong vòng 30 giây

4

Đọc và kết quả

- Nhìn thẳng đồng hồ hiển thị, không nhìn nghiêng, lệch

5

Đưa NCT ra khỏi bàn cân

- NCT được đưa về vị trí nghỉ ngơi an toàn, không bị trượt ngã

III. QUY TRÌNH ĐO CHIỀU CAO ĐỨNG

1. Nguyên tắc

- Không áp dụng đối với NCT gù vẹo cột sống không thể đứng thẳng.

- Đảm bảo sự an toàn cho NCT khi cân. Không thực hiện cho NCT dù đứng được nhưng quá yếu, phải bám vịn, ảnh hưởng kết quả đo: bệnh khớp nặng, suy tim, khó thở, chóng mặt và mất thăng bằng…

- Thực hiện đúng cách để đảm bảo thu được kết quả chính xác.

2.   Các lưu ý

- NCT có thể bị té ngã, chấn thương khi thực hiện quy trình đo

- Do thước đặt ở vị trí không bằng phẳng, không thuận tiện.

- NCT yếu không được sự hỗ trợ cần thiết khi di chuyển.

- Lấy kết quả sai

- Người đọc kết quả nhìn nghiêng, lệch.

- Đối tượng không đứng thẳng, không đảm bảo nguyên tắc 5 điểm chạm.

- Thước đo đặt trên mặt phẳng nghiêng hoặc dán lệch trên tường.

- Đối tượng đi giầy dép, búi tóc, đội mũ cao.

3. Chuẩn bị

- Thước đo chiều cao chính xác, có vạch chia 0,1 cm, có đế định vị chân, có thanh trượt định vị đầu được gắn vuông góc với thước.

- Nếu không có thước đo, có thể sử dụng thước dạng decal hoặc thước dây (không co giãn) dán tường, nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác.

- Bút, sổ ghi chép

- NCT có thể đứng đo an toàn. Cởi bỏ giày, dép, mũ, cặp tóc, búi tóc… để đảm bảo lấy được kết quả chính xác.-

4.   Các bước thực hiện

STT

Nội dung các bước

Mục đích, yêu cầu

1

Đặt thước ở vị trí thích hợp

Đủ ánh sáng, bề mặt bằng phẳng

- Vuông góc với mặt đất nằm ngang

- Thước tựa vào tường hoặc nơi có điểm tựa vững chắc.

2

Đưa NCT đứng vào vị trí thước đo

- Bỏ giày, dép, khăn, mũ, bờm, cặp tóc

- Đứng quay lưng về phía thước đo, hai bàn chân đặt sát mặt sàn tạo hình chữ V, đúng vị trí định vị chân.

- Điều chỉnh NCT đứng thẳng, đảm bảo nguyên tắc năm điểm chạm: Đầu (mỏm chẩm), vai, mông, bắp chân, gót chân theo một đường thẳng áp sát vào thước.

- Mắt nhìn thẳng phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng bên mình.

3

Đọc và ghi kết quả

Khi NCT đã đứng đúng tư thế, người đo kéo thanh trượt định vị sát vào đầu.

- Nếu thước không có thanh trượt có thể dùng thanh thẳng gióng vuông góc với mặt thước, sát vào đầu.

- Nhìn thẳng góc, đọc kết quả chính xác

4

Đưa NCT ra khỏi thước đo

NCT được đưa về vị trí nghỉ ngơi an toàn, không bị trượt ngã

 IV. CÁCH SỬ DỤNG BẢNG CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ

- Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng

- Cách tính BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

- Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

- Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình

- Dựa vào thang phân loại:

Phân loại

BMI (Kg/m²)

Cân nặng thấp/gầy

Dưới 18.5

Bình thường

18.5 – 22.9

Thừa cân

23

Tiền béo phì

23 – 24.9

Béo phì độ I

25 – 29.9

Béo phì độ II

30

Béo phì độ III

40

 - Như vậy, theo bảng trên thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

 

                                                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pamela Lynn (2016); Kỹ năng sử dụng cân tại giường; Sổ tay về kỹ năng điều dưỡng lâm sàng; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội.

2. Quy trình kỹ thuật cân trọng lượng cơ thể; Quy trình và định mức kỹ thuật thực hiện dịch vụ y tế dự phòng; Viện Dinh dưỡng.

3. Quy trình kỹ thuật cân trọng lượng cơ thể; Quy trình và định mức kỹ thuật thực hiện dịch vụ Y tế dự phòng; Viện Dinh dưỡng.