Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Danh sách bài viết | Trang 63
VU LAN MÙA BÁO HIẾU
VU LAN MÙA BÁO HIẾU
Ngày 31/8 và 1/9/2020, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tổ chức chương trình "Vu lan mùa báo hiếu" cho gần 300 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Trong thời gian diễn ra chương trình, Phòng công tác xã hội bệnh viện đã phối hợp cùng các khoa lâm sàng tặng quà, gửi thiệp đến tận tay gia đình người bệnh với ước mong con cháu người bệnh có thể chia sẻ tình cảm của mình dành tặng ông bà, cha mẹ. Và chúng tôi đã thật may mắn khi được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động đó: Hình ảnh người đàn ông trung niên ân cần, kiên nhẫn xúc từng thìa cháo cho mẹ, rồi lại cuống cuồng lau nước mắt khi thấy mẹ xúc động lắng nghe lời chúc mà anh đã viết trong tấm thiệp; hay người con gái nghẹn ngào ôm bố và nói: “Con yêu bố nhiều lắm, bố mau khỏe để về với chúng con”; bức thư của cháu dâu viết cho ông nội mình: “Ông à, con thương ông lắm! Bên Công tác xã hội có tổ chức lễ Vu lan trong viện, mà mai cũng là tết Síp Sí của người Thái- Yên Bái ông nhỉ? Mai trên quê mình chắc hẳn vui lắm, nên các chị ấy tặng con bức thiệp để con viết lời chúc cho ông. Con cầm bút lên mà chẳng biết chúc thế nào, chỉ mong sao ông mau khỏi bệnh và khỏe mạnh bên chúng con… Xa quê nhưng ông cháu mình vẫn được đón tết Vu lan, Síp Sí trong viện. Con rất cảm ơn bên Công tác xã hội đã tổ chức lễ Vu lan để ông cháu mình đỡ nhớ nhà.” ...
xem thêm
KHOA NỘI CHUNG
KHOA NỘI CHUNG
Điểm đặc biệt của Khoa Nội chung là các bệnh nhân thường có các bệnh lý đa dạng và luôn đòi hỏi cao về chất lượng điều trị và sự chăm sóc. Khoa Nội chung thường điều trị các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, tai biến mạch máu não, loãng xương, thoái khớp, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
xem thêm
SINH HOẠT KHOA HỌC: SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM
SINH HOẠT KHOA HỌC: SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM
Ngày 19/8/2020, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học với nội dung: Siêu âm trong chẩn đoán suy tim. Đến dự và chủ trì buổi sinh hoạt có TS.BS. Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện; báo cáo viên PGS.TS.BS. Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia; cùng gần 20 bác sĩ là những người trực tiếp điều trị, quản lý bệnh nhân suy tim tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đây là một trong chuỗi hoạt động của “Chương trình Quản lý bệnh suy tim” nhằm nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y bác sĩ bệnh viện.
xem thêm
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV?
Bệnh nhân suy thận làm gì để tránh lây nhiễm nCoV? Bệnh nhân suy thận cần theo dõi thân nhiệt khi đến bệnh viện lọc máu, sát trùng trước khi vào phòng lọc, nghi ngờ nhiễm nCoV phải cách ly ngay. Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu hơn do tình trạng ức chế miễn dịch, dễ bị biến chứng nhiễm trùng. Những người bị ghép thận cần dùng thuốc chống thải ghép có thể làm cho việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhiễm nCoV, sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng hơn, nhất là những người đang lọc máu và ghép thận. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối dễ bị tổn thương với Covid-19 nghiêm trọng do độ tuổi và thường có bệnh lý đi kèm như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Người bệnh nếu mắc Covid-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu để lọc máu thường xuyên, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, bao gồm cả nhân viên y tế và nhân viên cơ sở, bệnh nhân khác và tất cả người khác tiếp xúc. Do vậy tồn tại nguy cơ nhiễm nCoV từ các phòng chạy thận nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ khi đến lọc máu. Dùng thuốc sát trùng, rửa tay trước khi vào phòng lọc. Bệnh nhân nên tránh ăn trong quá trình lọc máu hoặc mang theo thực phẩm tiện lợi như kẹo để ngăn ngừa hạ đường huyết. Người bệnh bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp, nên gọi cho cơ sở dịch vụ lọc máu trước khi đến để được đánh giá trong khu vực cách ly với khu vực lọc máu, kiểm tra, sàng lọc nCoV. Tất cả thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân chạy thận phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay và báo cáo kịp thời về người có khả năng nhiễm nCoV. Bệnh viện phải đảm bảo phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế, như khẩu trang chuyên dụng, kính chống giọt bắn, quần áo bảo hộ. Tăng cường khử trùng bề mặt tiếp xúc của máy thận, ghế và các vật dụng xung quanh bệnh nhân. Khu vực lọc máu cần áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm nCoV cho người chạy thận. Ngoài suy thận, các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư đang điều trị hóa chất, các bệnh lý giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, nên đặc biệt cẩn thận khi đi khám. Tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m để giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
xem thêm
KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Khoa Hồi sức tích cực được tổ chức với quy mô là 51 giường bệnh. Khoa được tổ chức thành 4 bộ phận, từng bước chuyên biệt hóa chức năng của từng bộ phận. + Bộ phận Cấp cứu: tiếp nhận các bệnh nhân vào cấp cứu (từ ngoài vào hoặc từ khoa khác trong bệnh viện chuyển đến). + Bộ phận Điều trị Tích cực: Chuyên chăm sóc bệnh nhân rất nặng cần điều trị tích cực. + Bộ phận Chăm sóc cao (High care): chuyên điều trị các bệnh nhân nội khoa nặng. + Bộ phận cách ly: bao gồm các buồng bệnh cách ly để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh có nguy cơ gây lây nhiễm cao.
xem thêm
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Người cao tuổi nên làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp và Covid-19?
Theo bác sĩ CKII, Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế- BV Lão Khoa TW, người cao tuổi cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn và dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và luôn cập nhật thông tin tình hình dịch để chủ động phòng ngừa. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen... Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại vitamin A, C, D, E, sắt, kẽm. Các chất này đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bữa ăn hàng ngày nên dùng một số gia vị giúp tăng cường miễn dịch như tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua... Luôn ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm. Uống 6-9 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,2-1,8 lít. Người nhà nên nhắc nhở người cao tuổi uống nước, bởi họ có thể không cảm thấy khát nước. Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Không hút thuốc lá hay thuốc lào, không uống rượu bia. Hạn chế tối đa ra ngoài khi diễn biến dịch đang phức tạp. Nếu bắt buộc ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu 2 m, đeo khẩu trang, rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Môi trường sống trong nhà nên đảm bảo sạch sẽ. Thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Trong trường hợp người nhà có vấn đề về sức khỏe, nên liên hệ với y tế cơ sở gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời. Nguồn: PV Thùy An- Vnexpress
xem thêm
Khoa Cấp cứu và Đột quỵ tổ chức buổi giáo dục sức khoẻ với chủ đề: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ
Khoa Cấp cứu và Đột quỵ tổ chức buổi giáo dục sức khoẻ với chủ đề: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ
Ngày 23/7/2020, Khoa Cấp cứu và Đột quỵ- BV Lão khoa TW đã tổ chức buổi giáo dục sức khoẻ cho người nhà người bệnh với chủ đề: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ. Mở đầu chương trình, Bs Bùi Tường Lân đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp người nhà người bệnh cách nhận biết, xử trí ban đầu cho bệnh nhân đột quỵ não; Tiếp đó là phần hướng dẫn cách chăm sóc vệ sinh răng miệng, xoay trở người bệnh liệt do ĐD Trương Thuỳ Dung trình bày. Là một trong những hoạt động nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe hướng tới người bệnh và gia đình người bệnh, chương trình nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tham gia của người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.
xem thêm
HỘP THƯ NGƯỜI BỆNH
HỘP THƯ NGƯỜI BỆNH
HỘP THƯ NGƯỜI BỆNH Cảm ơn bức thư ấm áp của gia đình bệnh nhân Chu Thị Vân- Khoa Ung Bướu và Điều trị giảm nhẹ; Cảm ơn sự chia sẻ niềm vui của gia đình cô Vũ Thị Kim Dung, Hà Nội khi nhận lại tài sản bỏ quên từ nhân viên bảo vệ bệnh viện. Tấm lòng trân trọng của người bệnh và người nhà người bệnh dành tặng đội ngũ y bác sĩ và cán bộ công nhân viên Bệnh viện Lão khoa TW là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp chúng tôi không ngừng nỗ lực trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. ----------------------------------------------------- BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG 📩1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ☎️ (024)3. 577.3888
xem thêm
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW
Tin vui dành cho bệnh nhân cao tuổi thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được chẩn đoán hoặc đang điều trị 02 bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.💥💥💥 Người bệnh Parkinson và Alzheimer trên địa bàn Hà Nội đã có thể tham gia BHYT ban đầu tại BV Lão khoa TW để nhận được các quyền lợi như: Được BẢO HIỂM theo đúng mức ghi trên thẻ BHYT khi đến thăm khám điều trị tại Bệnh viện. Được tư vấn, điều trị bởi các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành về Lão khoa trên cả nước. Được thăm khám bằng hệ thống trang thiết bị cận lâm sàng tiên tiến (máy MRI 1.5; CT 256 dãy, X-quang kỹ thuật số, hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, máy đo mật độ xương, máy ghi điện não đồ, máy ghi điện cơ…) cùng các kỹ thuật cao: can thiệp tim – mạch vành, laser tuyến tiền liệt, điều trị suy tĩnh mạch ngoại vi... Được hưởng quyền lợi từ các chương trình theo dõi, điều trị bệnh mạn tính: Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Sa sút trí tuệ, Parkinson, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Được hưởng chế độ chăm sóc toàn diện. Không nằm ghép. 🌺🌺🌺ĐỂ ĐĂNG KÝ: Bước 1: Đăng ký khám sàng lọc tại quầy hướng dẫn sảnh nhà B tầng 1 khoa Khám bệnh – Bệnh viện Lão khoa TW. Bước 2: Thực hiện thăm khám sàng lọc tại phòng khám số 3 đến số 7 khoa Khám bệnh hoặc khoa Khám bệnh Theo yêu cầu & Quốc tế tầng 2 nhà C – Bệnh viện Lão khoa TW. Bước 3: Liên hệ phòng Kế hoạch tổng hợp tầng 3 nhà A để được hướng dẫn, cung cấp hồ sơ đổi thẻ BHYT ban đầu. Bước 4: Người bệnh mắc một trong hai bệnh đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được hướng dẫn đổi thẻ BHYT tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi cư trú. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 024.3577.3888 hoặc BS. Trần Văn Lực – TP. KHTH, SĐT: 0702. 138.063 để được hướng dẫn chi tiết và giải quyết kịp thời ./.
xem thêm
 Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19
Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường. Sự hỗ trợ, chung tay của cộng đồng cả về vật chất và tinh thần để tăng nguồn lực cho các cơ sở y tế và động viên các thầy thuốc làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch là rất quan trọng, thiết thực và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bệnh viện Lão khoa Trung ương là Bệnh viện đầu ngành về bảo vệ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong bối cảnh toàn xã hội đang cùng nỗ lực chống dịch Covid-19, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ngoài việc đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh thì đội ngũ nhân viên y tế vẫn phải gồng mình cùng tham gia thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.
xem thêm
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
Email
SĐT
Bài viết nổi bật