Số điện thoại nội bộ: 0243.576.4558 – máy lẻ 316
1. Lịch sử hình thành
- Khoa Thần kinh và Bệnh Alzheimer là một trong các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa Thần kinh và Bệnh Alzheimer được thành lập từ năm 2006 với tên gọi cũ là Khoa Tâm Thần kinh khi Viện Lão khoa Quốc gia (nay là Bệnh viện Lão khoa Trung ương) tách ra khỏi Bệnh viện Bạch Mai. Năm 2016, Khoa đổi tên thành Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer. Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, đến nay Khoa Thần kinh và Bệnh Alzheimer đã tạo được uy tín và sự tin cậy của bệnh nhân và đồng nghiệp trong công tác chẩn đoán và điều trị nội trú và ngoại trú các bệnh lý thần kinh, đặc biệt là thần kinh lão khoa.
2. Mô hình tổ chức
Trưởng khoa: PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Bình
Email: nguyenminhben@gmail.com
Phó trưởng khoa: BSCKII Nguyễn Thị Thanh Bình
Điều dưỡng trưởng khoa
Ths.ĐD Nguyễn Ngọc Ánh
2.1. Nhân lực: Khoa gồm có 21 cán bộ nhân viên, gồm 04 bác sĩ trong đó có 1bác sĩ được phong hàm PGS, 02 bác sĩ có trình độ Tiến sĩ , 01 bác sĩ có trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp II, 16 điều dưỡng đều có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên và 01 hộ lý.
Tập thể Khoa Thần kinh và Bệnh Alzheimer
2.2. Trang thiết bị/ Quy mô giường bệnh: Trụ sở của Khoa nằm ở tầng 4, khu nhà B của Bệnh viện. Khoa được giao phụ trách 46 giường bệnh nội trú với đầy đủ trang thiết bị và vật tư để khám điều trị và chăm sóc người bệnh, 01 phòng làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý và 01 phòng khám thần kinh. (Phòng khám số 4)
3. Chức năng - nhiệm vụ:
3.1 Chức năng:
- Là khoa lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức thực hiện mọi hoạt động tại Khoa.
- Căn cứ nhiệm vụ chung của Bệnh viện, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoa.
3.2 Nhiệm vụ:
- Khám và điều trị nội trú các bệnh nhân mắc các bệnh lý Thần kinh, Thần kinh Lão khoa và phụ trách phòng Trắc nghiệm Thần kinh tâm lý:
Tai biến mạch máu não
Bệnh Parkinson
Sa sút trí tuệ
Động kinh
Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngáy, hội chứng ngừng thở khi ngủ…
Bệnh lý thần kinh ngoại vi (tê bì, yếu tay chân)
Rối loạn tiền đình
Các trường hợp đau đầu,liệt dây thần kinh sọ...
- Phối hợp với Khoa khám bệnh, Khoa Khám bệnh yêu cầu và Quốc tế tham gia hoạt động khám bệnh nhân ngoại trú ở phòng khám và bệnh nhân trong chương trình Parkinson, Sa sút trí tuệ.
- Phối hợp với khoa Thăm dò chức năng thực hiện kĩ thuật Điện não đồ thường qui, Đa ký giấc ngủ, Điện cơ.
- Phối hợp khoa Dinh dưỡng tiết chế triển khai công tác khám tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn cho người bệnh điều trị nội trú.
- Phối hợp khoa Phục hồi chức năng thực hiện công tác tập luyện phục hồi cho người bệnh sau tai biến mạch não và các bệnh lý thần kinh-lão khoa thường gặp.
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện.
4. Thành tích đạt được:
4.1. Thành tích chuyên môn:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh nhân ngoại trú và nội trú.
- Nâng cao hiệu quả Phòng trắc nghiệm thần kinh tâm lý, xây dựng quy trình và mức giá bộ trắc nghiệm, tăng số lượng bệnh nhân, tăng chất lượng làm trắc nghiệm và bố trí nhân lực hợp lý.
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực hiệu quả.
- Áp dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu trong công tác khám, điều trị và tư vấn chăm sóc người bệnh: tư vấn cho người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, Parkinson và các bệnh lý thần kinh mạn tính khác.
- Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, khoa đã xây dựng nội qui bệnh phòng, qui trình tiếp đón, hỗ trợ bệnh nhân làm xét nghiệm và các thủ tục hành chính... Bên cạnh đó, Khoa còn xây dựng kế hoạch làm việc, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Đào tạo:
+ Bác sỹ: 01 bác sỹ là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, 02 bác sỹ đạt trình độ Tiến sỹ, 01 bác sỹ đạt trình độ Bác sỹ chuyên khoa cấp 2
+ Điều dưỡng: 01 điều dưỡng đang học Thạc sỹ, 05 Điều dưỡng có trình độ cử nhân. Điều dưỡng có trình độ cao đẳng là 10. Không có điều dưỡng Trung cấp.
+ Các bác sỹ của Khoa có chứng chỉ chuyên sâu về đọc và làm bộ trắc nghiệm thần kinh tâm lý, đọc và ghi điện cơ đồ, điện não đồ và đa kí giấc ngủ. Toàn bộ điều dưỡng trong khoa đều có chứng chỉ thực hiện trắc nghiệm thần kinh tâm lý.
- Tham gia tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học của Bệnh viện và Khoa, đạt thành tích xuất sắc trong các công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp cơ sở, có nhiều bài báo chất lương được đăng trên các báo quốc tế và trong nước.
- Các đề tài nghiên cứu đang triển khai:
+ Đề tài R01: “Nâng cao chương trình can thiệp hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và năng lực nghiên cứu về sa sút trí tuệ tại Việt Nam”. Đây là đề tài mở rộng của nghiên cứu R21, triển khai từ 01/08/2019 đến 31/03/2024.
+ Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên, đối chứng, giả dược, mù đôi, nhóm song song, đa trung tâm, xác định tác dụng của việc sử dụng Fluoxetine đều đặn (20mg 1 lần/ngày) ở bệnh nhân bị đột quỵ gần đây tại các khu vực châu Á – Úc do quỹ nghiên cứu của NHMRC tài trợ ASSESSMENT OF FLUOXETINE IN STROKE RECOVERY (AFFINITY). Thời gian kết thúc nghiên cứu là tháng 6/2020.
+ Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược, đa quốc gia, đa trung tâm, pha III đánh giá tính hiệu quả và an toàn của Ticagrelor và ASA so sánh với ASA trong điều trị dự phòng đột quỵ và tử vong ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp hoặc thiếu máu não thoáng qua. [THALES – đột quỵ thiếu máu não cấp hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua điều trị với Ticagrelor và ASA trong dự phòng đột quỵ và tử vong]. Đây là đề tài nghiên cứu đa trung tâm, triển khai từ quý 4/2017 đến tháng 6/2020.
+ Nghiên cứu CREGS-2: Nghiên cứu sổ bộ để đánh giá thực hành lâm sàng, tính an toàn và hiệu quả của Cerebrolysin trong điều trị bệnh nhân có tổn thương thần kinh mức độ vừa đến nặng sau nhồi máu não cấp tính. Đề tài cấp cơ sở, được triển khai từ quý 4/2019 đến quý 4/2020.
+ Nghiên cứu NHMRC/NAFOSTED trong chương trình hợp tác nghiên cứu trong Y sinh học giữa Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học South Australia với tiêu đề: “Tăng cường khả năng ứng phó với sa sút trí tuệ: Thiết lập hệ thống bằng chứng để xây dựng kế hoạch Quốc gia Phòng chống sa sút trí tuệ ở Việt Nam”. Đề tài được triển khai từ năm 2019 đến năm 2022.
4.2. Danh hiệu thi đua, khen thưởng:
- Danh hiệu thi đua :
Năm |
Danh hiệu thi đua |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành |
2016 |
Tập thể Lao động xuất sắc |
Quyết định số 347/QĐ – BYT ngày 7/2/2017của Bộ Y tế. |
2017 |
Tập thể Lao động xuất sắc |
Quyết định số 33/QĐ – BVLK ngày 15/01/2018 |
2018 |
Tập thể Lao động xuất sắc |
|
2019 |
Tập thể Lao động xuất sắc |
Quyết định số 734/QĐ – BVLK ngày 19/06/2020 |
- Hình thức khen thưởng:
Năm |
Hình thức khen thưởng |
Số, ngày, tháng, năm quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành |
2016 |
Bằng khen của Bộ Y tế |
Quyết định số 347/QĐ – BYT ngày 7/2/2017 của Bộ Y tế. |
2017 |
Bằng khen của Bộ Y tế |
Quyết định số 1692/BYT, ngày 3 tháng 5 năm 2017 của Bộ y tế |
2018 |
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ |
Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2018 |
5. Định hướng phát triển:
- Tăng cường chất lượng và số lượng hoạt động khám, điều trị cho người bệnh mắc các bệnh thần kinh và thần kinh lão khoa, phát triển chương trình tư vấn cho người chăm sóc, lồng ghép hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực này.
- Hoàn thiện công tác chăm sóc bệnh nhân, mục tiêu đạt tới sự hài lòng của người bệnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển đội ngũ bác sỹ điều dưỡng vững về chuyên môn, sáng về đạo đức nghề nghiệp
- Từng bước triển khai các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh: Tiêm Botulinum Toxin A, ghi điện thế kích thích thân não, điều trị rối loạn vận động…