1. Lịch sử hình thành:
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Lão khoa Trung ương được thành lập theo quyết định số 284 QĐ-BVLK ngày 13/4/2017. Từ tháng 4/2017 đến tháng 10/2019 khoa hoạt động dưới hình thức tổ kiểm soát nhiễm khuẩn, từ ngày 01/11/2019 đến nay khoa chính thức đi vào hoạt động.
2. Mô hình tổ chức
Trưởng khoa: Ths.Bs CKII Lê Chung Thủy
Điều dưỡng trưởng: Ths.ĐD Mai Thị Lý |
Tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Tổng số nhân sự hiện có: 05 người
- 01 Ths.Bs CKII;
- 01 Ths. Điều dưỡng
- 02 điều dưỡng;
- 01 kỹ sư.
2.2.Trang thiết bị:
Khoa được đầu tư với nhiều máy móc hiện đại và nhiều trang thiết bị chuyên dụng cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đáp ứng nhu cầu khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ và hoạt động phát triển kỹ thuật cao đem lại an toàn cho người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Trung tâm tiệt khuẩn được thiết kế 1 chiều giảm thiểu sự lây nhiễm của vi sinh vật.
3.Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng nămđể trình Hội đồng KSNK thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện..
- Xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên các cơ sở quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phối hợp với các khoa, phòng giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Giám sát phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết; Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện. Báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp.
- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là. Cung cấp dụng cụ vô khuẩn, đồ vải phẫu thuật, thủ thuật đầy đủ, kịp thời.
- Giám sát phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế trong toàn bệnh viện.
- Quản lý, báo cáo các trường hợp phơi nhiễm, tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.
- Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Thực hiện các báo cáo về môi trường, quản lý chất thải…
4. Định hướng phát triển
- Điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện chủ động, liên tục, toàn diện.
- Quản lý nhiễm khuẩn bệnh viện qua hệ thống mạng nội bộ.
- Quản lý người bệnh nhiễm khuẩn đa kháng
- Cung cấp tất cả các bộ dụng cụ chuẩn trong các quy trình chăm sóc người bệnh.
- Liên tục cập nhật các kỹ thuật mới và chuẩn hóa các quy trình khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ cho phù hợp với các khoa phòng.
- Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thông qua công tác KSNK
- Nâng cao tỷ lệ VST của nhân viên
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học.