I. NUỐT VÀ RỐI LOẠN NUỐT
1.1. Khái niệm
- Nuốt là một hoạt động phức tạp với mục đích chuyển thức ăn, chất lỏng, thuốc hay nước bọt từ miệng qua hầu và thực quản xuống dạ dày. (OATA,2006).
- Rối loạn nuốt là sự khó khăn trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nuốt, làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng nuốt một cách tự chủ và an toàn của người cao tuổi
1.2. Rối loạn nuốt có thể gây hậu quả gì?
Rối loạn nuốt nếu không được đánh giá và chăm sóc đúng cách, kịp thời sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, mất nước, sợ ăn uống, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm phổi do hít sặc. Viêm phổi có thể tái đi tái lại rất nhiều lần, càng làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt có rất nhiều trường hợp rối loạn nuốt không được phát hiện do không có biểu hiện triệu chứng ho, sặc mà chỉ thể hiện bằng tình trạng viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.
1.3. Nhận biết rối loạn nuốt ở NCT như thế nào?
- NCT không thể nuốt được thức ăn hoặc cảm giác như thức ăn mắc lại ở cổ.
- NCT không thể nhai hoặc không thể đẩy được thức ăn khi nuốt.
- Có các dấu hiệu chảy nước dãi, hoặc tràn thức ăn qua miệng khi nhai, nuốt.
- Xuất hiện ho, ngạt thở, nghẹt mũi, thức ăn tràn qua mũi khi ăn.
- Nuốt nhiều lần mới đẩy được hết thức ăn xuống thực quản.
- Thay đổi giọng nói sau khi nuốt (giọng khàn, giọng mũi, nói chậm) hoặc không nói được
- Thay đổi hô hấp: thở nhanh, tím tái sau khi nuốt.
- Sau khi nuốt NCT có cảm giác thức ăn nghẹn lại phía sau xương ức.
- Đau ngực, đau phía sau xương ức.
II. CHO NGƯỜI CAO TUỔI CÓ RỐI LOẠN NUỐT UỐNG THUỐC
1. Mục đích
- Đưa thuốc vào cơ thể NCT có rối loạn nuốt qua đường miệng, một cách an toàn và hiệu quả, chính xác.
2. Nguyên tắc: Đảm bảo 5 đúng:
- Đúng NCT
- Đúng thuốc
- Đúng liều dùng
- Đúng đường dùng
- Đúng thời gian dùng
3. Các lưu ý
- Tư thế uống thuốc rất quan trọng đối với NCT có rối loạn nuốt để đảm bảo quá trình uống thuốc thuận lợi, an toàn.
- Người chăm sóc phải được tập huấn cách cho NCT có rối loạn nuốt uống thuốc.
- Sử dụng chất làm đặc với mức độ khác nhau tùy theo mức rối loạn nuốt của NCT để đảm bảo an toàn.
+ “Chất làm đặc” là những chất đặc biệt, có dạng bột hoặc dạng gel, được sử dụng để pha vào thức ăn, nước uống, giúp làm tăng độ đặc hay độ sệt của thực phẩm, từ đó giúp thực phẩm dễ di chuyển đúng vào đường ăn và không đi nhầm vào đường thở, tránh được tình trạng hít sặc cho NCT.
+ Chất làm đặc thường không có mùi vị hay màu sắc, do đó không làm thay đổi tính chất của thực phẩm, trừ việc làm tăng độ đặc của thực phẩm.
+ Độ cô đặc của sản phẩm không bị thay đổi theo thời gian.
- Trong trường hợp không có chất làm đặc có thể thay thế bằng bột sắn dây hoặc sữa chua (sữa chua để trong ngăn mát tủ lạnh, còn đặc không bị loãng).
- Phải theo dõi tình trạng NCT sau khi uống thuốc vì thuốc có thể gây tác dụng phụ (xuất hiện sau vài phút, vài giờ, thậm chí vài ngày) như: mẩn ngứa, phù, ho khan, có nổi ban trên da, nôn, buồn nôn…
Cách pha chất làm đặc (Pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Lấy lượng nước phù hợp vào cốc |
Cho chất làm đặc vào cốc |
Khuấy đều
|
Kiểm tra độ đặc của chất làm đặc sau khi pha |
|
Kiểm tra độ đặc của chất làm đặc sau khi pha |
Hộp sữa chua
|
Cách đặt thuốc vào thìa cho NCT uống |
TT |
Nội dung các bước |
Mục đích, yêu cầu |
1 |
NCS rửa tay |
|
2 |
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ: - Thuốc, cốc uống nước có chia vạch, nước, thìa, cối nghiền thuốc, khăn lau, bơm 50ml (nếu cần), chất làm đặc, sữa chua, bột sắn dây (tùy điều kiện), ghế tựa….. |
|
3 |
- Giải thích cho NCT biết trước giờ uống, tên loại thuốc, tác dụng của thuốc. - Cho NCT ở tư thế uống thuốc thích hợp: Ngồi hoặc đầu cao 45-60 độ |
|
4 |
NCS kiểm tra tên thuốc, hạn sử dụng, chất lượng thuốc và lấy thuốc đúng liều lượng |
Đảm bảo đúng liều lượng mỗi lần uống theo đơn |
5 |
Chuẩn bị thuốc - Tối ưu là giữ nguyên dạng bào chế của thuốc. - Nếu thuốc viên có thể nghiền nhỏ thì nghiền nhỏ trước khi cho NCT uống - Nếu thuốc viên không được nghiền nhỏ do làm giảm tác dụng của thuốc thì tùy hình dạng, kích thước mà có thể chia thành 2-4 phần cho NCT dễ uống. |
Đảm bảo đúng liều lượng mỗi lần uống theo đơn |
6 |
Chuẩn bị chất làm đặc - Đối với thuốc thuốc bột, thuốc nước, thuốc viên đã nghiền nhỏ + Đong lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn pha của chất làm đặc cho vào cốc. + Cho thuốc vào cốc nước vừa chuẩn bị, khuấy đều. + Cho chất làm đặc vào cốc thuốc vừa pha, khuấy đều - Đối với thuốc viên chia thành các phần nhỏ + Đong lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn pha của chất làm đặc cho vào cốc. + Cho chất làm đặc vào và khuấy đều. |
- Tránh làm vón cục chất làm đặc. - Đảm bảo pha đúng số lượng |
7 |
Thông báo lại cho NCT biết việc uống thuốc |
NCT hiểu và cùng hợp tác |
8 |
NCS cho NCT ngồi trên ghế tựa vuông góc. Nếu NCT không ngồi được thì NCS kê gối cho NCT ở tư thế 45-60 độ |
Tư thế uống thuốc đúng, tránh sặc cho NCT |
- NCS cho NCT uống từng thìa nhỏ + Đối với thuốc đã pha cùng chất làm đặc: Cho NCT uống từ từ từng thìa. + Đối với thuốc viên đã chia thành các phần nhỏ: Cho từng phần vào thìa chất làm đặc và cho NCT uống. - NCS hướng dẫn NCT gập cúi đầu, gập cằm tối đa vào ngực khi nuốt. + Một số trường hợp có thể cho NCT hơi nghiêng đầu sang bên liệt rồi nuốt |
|
|
10 |
Lau miệng cho NCT |
Đảm bảo miệng NCT sạch |
11 |
Cho NCT nghỉ ngơi tại chỗ sau uống thuốc ít nhất 3-5 phút |
Đảm bảo không bị trào ngược, thuốc được ổn định trong dạ dày |
12 |
Thu dọn dụng cụ, rửa tay. |
Rửa dụng cụ sạch sẽ, để đúng nơi quy định. Rửa tay |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://chuongtrinhavant.com.vn/chuong-trinh/chuong-6-roi-loan-nuot-15
2. Bộ Y tế, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương (2020). Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học