Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Tận tâm
Danh sách bài viết | Trang 2
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC JAMA: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có mối liên quan với đợt cấp suy gan mạn trên bệnh nhân xơ gan tiến triển
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC JAMA: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có mối liên quan với đợt cấp suy gan mạn trên bệnh nhân xơ gan tiến triển
Một nghiên cứu hồi cứu tại Đức cho thấy việc sử dụng PPI có thể là yếu tố nguy cơ gây đợt cấp suy gan mạn ở bệnh nhân xơ gan tiến triển, đặc biệt trên bệnh nhân có điểm MELD > 12 Bối cảnh Đợt cấp suy gan mạn (Acute-on-chronic liver failure - ACLF) là một biến chứng của xơ gan có thể gây tử vong. Vì vậy, việc xác định các yếu tố nguy cơ của ACLF rất cần thiết. Những nghiên cứu trước đây đã thể hiện mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) với các biến chứng của xơ gan, tuy nhiên mối liên hệ giữa PPI và ACLF vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc PPI đối với sự xuất hiện biến cố ACLF.
xem thêm
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG Tổng quan về sử dụng nhóm thuốc giảm đau Opioid
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG Tổng quan về sử dụng nhóm thuốc giảm đau Opioid
Hiện nay trên thực tế lâm sàng, việc sử dụng các thuốc giảm đau ngày càng trở nên phổ biến, giúp giảm triệu chứng đau khó chịu và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Các thuốc giảm đau opioid và không opioid là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đau. Acetaminophen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường hiệu quả với mức đau nhẹ đến vừa. Trong khi đó, các thuốc opioid lại là lựa chọn phù hợp trên những bệnh nhân đau mức độ nặng, và khi không kiểm soát tốt cơn đau bằng các thuốc không opioid.
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Medsafe: Thay đổi tâm trạng và hành vi bất thường khi sử dụng một số thuốc
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Medsafe: Thay đổi tâm trạng và hành vi bất thường khi sử dụng một số thuốc
Một số thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn trên tâm thần, bao gồm thay đổi tâm trạng và hành vi. Bài viết này đề cập đến các tác dụng không mong muốn trên tâm thần của các thuốc không hướng tâm thần thường được kê đơn ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Thuốc có tác dụng không mong muốn trên tâm thần Tác dụng không mong muốn trên tâm thần là các triệu chứng tâm thần mới hoặc trở nặng trong quá trình sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi ngừng thuốc. Triệu chứng của tác dụng không mong muốn có thể tương tự với rối loạn tâm thần, bao gồm kích động, hưng phấn, lú lẫn, ảo tưởng, ảo giác, tâm trạng chán nản và trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn trên tâm thần khi sử dụng thuốc bao gồm tiền sử rối loạn tâm thần, tuổi tác (người cao tuổi hoặc trẻ em) và sử dụng thuốc liều cao.
xem thêm
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG:Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain)
CHUYÊN LUẬN DƯỢC LÂM SÀNG:Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain)
Sử dụng thuốc trong điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu (Migrain) Đau nửa đầu là một trong những dạng đau đầu phổ biến nhất, trong hầu hết các trường hợp đều có tính di truyền, ảnh hưởng đến 12-15% dân số nói chung. [4]. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 50. Trong độ tuổi này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới.[1] Đau nửa đầu là các cơn đau đầu từ trung bình đến nặng, thường đau nhói một bên, đau tăng khi hoạt động thể chất. Các cơn đau thường đi kèm với chán ăn, buồn nôn (80%), nôn (40–50%), sợ ánh sáng (60%), nhạy cảm với tiếng ồn (50%) và quá mẫn cảm với một số mùi (10%), dấu hiệu kích hoạt hệ thống giao cảm được quan sát thấy ở 82% bệnh nhân, hầu hết thường chảy nước mắt nhẹ. Khi đau đầu một bên, họ có thể đổi bên trong một cơn hoặc từ cơn này sang cơn khác. Thời gian của các cơn từ 4 đến 72 giờ theo định nghĩa của Internationnal Headache Society. Ở trẻ em, các cơn đau ngắn hơn và có thể không đau đầu, chỉ buồn nôn và chóng mặt nghiêm trọng.[1]
xem thêm
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC:Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin
ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC:Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin
Bản tin BIP Occitanie số 4/2023: Protein niệu khi sử dụng rosuvastatin Khác với các thuốc statin khác, tờ thông tin sản phẩm của rosuvastatin đề cập "protein niệu nguồn gốc chủ yếu từ ống thận, đã được ghi nhận trên các bệnh nhân được điều trị bằng rosuvastatin liều cao.". Đồng thời, trong đó cũng chỉ ra "protein niệu giảm hoặc tự biến mất" và "có thể không phải là yếu tố dự đoán về bệnh thận cấp hoặc tiến triển." Trong y văn, protein niệu được ghi nhận với tất cả các statin, đặc biệt là rosuvastatin. Nguyên nhân gây protein niệu có thể do giảm tái hấp thu albumin tại ống thận, không phải do rối loạn chức năng cầu thận. Các thử nghiệm lâm sàng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Kết quả từ một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng gợi ý statin có thể có tác động tích cực đối với chức năng thận và tình trạng protein niệu, với sự giảm nhẹ của tình trạng suy giảm chức năng thận khoảng 0,61 (khoảng tin cậy 95%: 0,27 - 0,95) mL/phút/1,73 m2 sau một năm sử dụng statin. Trong một nghiên cứu quan sát kéo dài có tính đến các yếu tố gây nhiễu, việc sử dụng statin không cho thấy lợi ích hoặc gia tăng nguy cơ đối với chức năng thận. Trên thực tế, protein niệu ở bệnh nhân được điều trị bằng rosuvastatin có liên quan đến sự ức chế tái hấp thu albumin tại ống thận và có thể không ảnh hưởng đến chức năng thận. Nguồn: https://www.calameo.com/books/00640842544d535f7141f
xem thêm
THÔNG TIN THUỐC: MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon
THÔNG TIN THUỐC: MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon
MHRA: Giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) mới đây đã giới hạn chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon (FQ). Theo đó, các kháng sinh nhóm FQ chỉ được kê đơn khi không phù hợp để sử dụng các kháng sinh khác thường được ưu tiên kê đơn hơn trong các nhiễm khuẩn đó. Khuyến cáo này được đưa ra sau khi MHRA rà soát lại tính hiệu quả của các biện pháp hiện đang áp dụng để giảm thiểu nguy cơ tác dụng không mong muốn gây tàn tật vĩnh viễn, kéo dài và không hồi phục của nhóm FQ. Việc giới hạn sử dụng kháng sinh nhóm FQ lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2019 nhằm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của nhóm kháng sinh này. Gần đây, MHRA đã tiến hành đánh giá lại các biện pháp giới hạn trên và đưa ra thông báo nhắc lại các nguy cơ của kháng sinh nhóm FQ vào tháng 8/2023. Đến tháng 1/2024, MHRA tiếp tục thắt chặt việc chỉ định kháng sinh nhóm FQ, chỉ được kê đơn khi không phù hợp để sử dụng các kháng sinh khác thường được ưu tiên kê đơn hơn trong các nhiễm khuẩn đó.
xem thêm
THƯ MỜI CHÀO GIÁ SỐ 79/TM-CĐBVLKTW NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2024
THƯ MỜI CHÀO GIÁ SỐ 79/TM-CĐBVLKTW NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2024
xem thêm
HỘI CHỨNG BURNOUT: HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO TỪ TÂM TRÍ VÀ CƠ THỂ
HỘI CHỨNG BURNOUT: HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO TỪ TÂM TRÍ VÀ CƠ THỂ
Hội chứng kiệt sức (Hội chứng Burnout) đang trở thành một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây này là một hội chứng tâm lý xuất hiện như một phản ứng đối với các tác nhân gây căng thẳng kéo dài. Hội chứng Burnout là một dạng kiệt sức do liên tục cảm thấy bị choáng ngợp, quá tải. Nó xảy ra khi chúng ta trải qua quá nhiều mệt mỏi về mặt cảm xúc, thể chất và tinh thần trong thời gian dài. Ba biểu hiện chính của phản ứng này là kiệt sức giảm năng lượng quá mức, cảm giác hoài nghi và tách biệt khỏi công việc, và giảm hiệu suất công việc và thiếu thành tựu.
xem thêm
LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO GIỮA BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW VÀ BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO GIỮA BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW VÀ BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Ngày 20/12/2024, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã diễn ra buổi Lễ ký kết hợp đồng đào tạo giữa Bệnh viện Lão khoa TW và Bệnh viện Nhiệt đới TW. Tham dự Lễ ký kết, về phía Bệnh viện Lão khoa TW có sự tham gia của PGS. TS Nguyễn Trung Anh - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện; TS. BS Trần Viết Lực - Phó Giám đốc Bệnh viện và đại diện lãnh đạo các đơn vị. Về phía Bệnh viện Nhiệt đới TW có sự hiện diện của TS. BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện; TS. BS Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc Bệnh viện cùng một số cán bộ chủ chốt. Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW nhấn mạnh: Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từ lâu đã là đối tác chiến lược toàn diện. Mối quan hệ giữa hai đơn vị đã được bồi đắp qua nhiều thế hệ lãnh đạo và đi vào truyền thống lịch sử. Lễ ký kết hôm nay là cơ hội để hai bên cùng nhau phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu, nâng cao năng lực điều trị và mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh.
xem thêm
TẬP THỞ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO NGƯỜI CAO TUỔI MÙA LẠNH
TẬP THỞ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO NGƯỜI CAO TUỔI MÙA LẠNH
xem thêm
1 2 3 4 5 6 7 next
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Họ tên
Email
SĐT
Bài viết nổi bật